DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

09 điều "LUẬT PHÁN" ai cũng nên đọc một lần trong năm 2019

09 điều "LUẬT PHÁN" ai cũng nên đọc một lần trong năm 2019

>>> Để Tết Kỷ Hợi an toàn và trọn vẹn

>>> Vui chơi đúng luật: Hướng dẫn đánh bài Tết Kỷ hợi

>>> Bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên Đán sao cho đúng luật?

Tết luôn là dịp để họ hàng, người thân, bạn bè,… thoải mái tụ tập ăn uống, vui chơi và cũng là dịp mọi người thường dễ mắc phải những sai phạm, gây ra những hành vi vi phạm pháp luật.

1. Bao lì xì in hình tiền Việt Nam

Hiện nay trên nhiều trang mạng xã hội, bao lì xì đã bắt đầu xuất hiện rầm rộ với đủ hình ảnh, chủng loại và kích cỡ. Trong đó còn có cả những bao lì xì được in đồng tiền Việt Nam, nhiều mệnh giá của bao lì xì từ 50.000 đến 500.000 đồng

Việc in bao lì xì hình tờ tiền Việt Nam nhằm trang trí cho các bao lì xì tưởng chừng chỉ là cách in họa tiết trang trí bình thường, không nhằm mục đích lừa dối và sử dụng như tiền giả. Tuy nhiên, thực chất đây lại là hành vi vi phạm pháp luật.

Tại Quyết định 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, việc in ấn, sao chụp tiền đồng Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, khoản 4 và 5 Điều 31 của Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định rõ:

“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.”.

Ngoài ra, hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

2. Đổi tiền lẻ kiếm lời có thể bị phạt lên đến 40.000.000 đồng

Cận kề vào dịp Tết thì nhu cầu đổi tiền của người dân tăng cao dùng để lì xì hoặc đi chùa. Có cầu thì sẽ có cung, và những người làm hoạt động đổi tiền lẻ thường sẽ có hưởng chênh lệch tùy theo mệnh giá đổi là bao nhiêu. Mệnh giá càng nhỏ thì mức phí càng cao.

Tại Chỉ thị 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2018 có nội dung:

“Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.”.

Việc đổi tiền lẻ kiếm lời như vậy là không đúng quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt với hành vi này được quy định điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ

...

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;

Như vậy, việc đổi tiền lẻ nhằm mục đích hưởng chênh lệch là không đúng với quy định của pháp luật, tuỳ mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử phạt với mức phạt tiền được nêu ở trên.

3. Đánh bài ăn tiền

Đây là một việc mà ta rất thường làm ngày Tết, vào những lúc rãnh rồi mọi người quây quần cùng tham gia với mục đích giải trí. Tuy nhiên hành vi này có thể vi phạm hành chính nếu việc thắng thua được trả bằng tiền hoặc hiện vật.

Xử phạt hành chính

Nghị định 167/2013/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi:

+ Đánh bạc trái phép như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

+ Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

Xử lý hình sự

Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 đưa ra mức phạt tù đối Tội đánh bạc mà thua bằng tiền hoặc hiện vật thì bị bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với 02 trường hợp:

+ Giá trị tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

+ Giá trị tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính,đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Khi kèm theo một số tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Sử dụng pháo nổ dịp Tết

Tại Điều 4, Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

+ Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

+ Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

+ Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

Sử dụng các loại pháo không được phép sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng ( Điểm b, Khoản 2, Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

5. Tự ý lập bãi trông giữ xe ngày Tết

Khi lượng khách tăng cao, các nhà lân cận thường lập ra các bãi giữ xe để giữ xe và thu tiền. Với việc này sẽ làm cho các cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động này bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 14 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức tự ý lập bãi trông giữ xe bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Xây dựng hoặc thành lập bãi đỗ xe không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Xây dựng bãi đỗ xe không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được duyệt.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

+ Buộc phải xây dựng lại bãi đỗ xe theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

6. Vi phạm giao thông do rượu, bia

Vào dịp Tết thì việc chúc Tết mỗi nhà một ly là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng việc uống rượu bia như vậy mà còn tham gia giao thông vừa gây nguy hiểm cho bản thân lại vừa bị xử phạt hành chính rất nặng.

Cụ thể Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi tham gia giao thông khi uống rượu, bia như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

Người điều khiển xe ô tô, trong máu hoặc hơi thở:

1

Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

2- 3 triệu đồng

2

Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

7 - 8 triệu đồng

3

Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

16 - 18 triệu đồng

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

 16 - 18 triệu đồng

Người điển khiển xe mô tô, xe gắn máy trong máu hoặc hơi thở:

5

 Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

1 - 2 triệu đồng

6

Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

3 - 4 triệu đồng

7

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ

3 - 4 triệu đồng

 

7. Gây rối trật tự công cộng

Dịp Tết thì việc uống rượu bia là điều khó tránh khỏi. Sau khi xử dụng rượu, bia thì nhiều người sẽ không kiểm soát được hành vi của mình dễ nói những lời mà bản thân không kiểm soát được và sau đó gây ra những xung đột và dẫn đến đánh nhau,

Xử phạt hành chính

Hành vi này không những làm mất trật tự, ảnh hưởng đến người xung quanh, mà còn có thể khiến cho người gây ra bị xử phạt hành chính, nhẹ thì bị phạt cảnh cáo, nặng thì phạt đến 5.000.000 đồng và nếu nghiệm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

+ Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng. Khi say rượu, bia, người ta thường không kiểm soát được trạng thái tâm lý và hành vi của mình. Trong những cuộc nhậu “xả láng” hay trong những cuộc vui bài bạc thắng thua ít nhiều có thể gây ra những xung đột cá nhân, tập thể. Hậu quả là gây mất trật tự, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

- Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

Nội dung được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Xử lý hình sự

Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015.

8. Tăng giá hàng hóa, dịch vụ

Tăng giá ngày thường cũng diễn ra nhưng chúng ta sẽ không thấy nhiều, việc tăng giá thấy rõ nhất là vào dịp Tết, hầu như tất cả các mặt hàng hóa dịch vụ đều có xu hướng tăng giá, có những loại tăng hơn so với ngày thường từ 2-3 lần.

- Với hai hành vi sau nếu vi phạm lần đầu thì chỉ bị phạt cảnh cáo, nhưng nếu vi phạm từ lần thứ 2 trở lên thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 500.000 đồng:

+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

+ Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

Với hai hành vi kể khi tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tăng càng cao thì mức xử phạt cũng tăng theo. Nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Nội dung được quy định chi tiết tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

9. Bắt người lao động làm vào dịp Tết

Tết là dịp mọi người nghỉ ngơi nên một số nơi người sử dụng lao động thiếu người làm rất nhiều, một số doanh nghiệp đã bắt người lao động phải ở lại làm vào những ngày Tết. Tuy nhiên với hành có thể khiến cho doanh nghiệp bị xử phạt hành chính.

Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP chỉ rõ, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết thì bị phạt tiền theo các mức sau đây:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng với vi phạm từ 01 - 10 người lao động;

- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng với vi phạm từ 11 - 50 người lao động;

- Phạt tiền từ 03 - 07 triệu đồng với vi phạm từ 51 - 100 người lao động;

- Phạt tiền từ 07 - 10 triệu đồng với vi phạm từ 101 - 300 người lao động;

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

  •  7039
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…