DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

08 điều phải biết khi bước sang tháng 12/2018

08 điều phải biết khi bước sang tháng 12/2018

Dưới đây là 08 chính sách nổi bật liên quan đến lao động, tiền lương; bảo hiểm xã hội, quy định về miễn học phí,... tôi sẽ liệt kê dưới đây, mời bạn cùng xem:

1. Mức giá cước tối đa dịch vụ thư:

-  Mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản trong nước

Mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản trong nước được quy định như sau:

TT

Nấc khối lượng

Mức giá cước tối đa (đồng)

1

Đến 20g

4.000

2

Trên 20g đến 100g

6.000

3

Trên 100g đến 250g

8.000

4

Mỗi 250g tiếp theo đến 2.000g

2.000


-  Mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước

Mức giá cước tối đa dịch vụ thư cơ bản từ Việt Nam đi các nước được quy định như sau:

TT

Nấc khối lượng

Mức giá cước tối đa (đồng)

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

1

Đến 20g

15.000

19.000

21.000

23.000

2

Trên 20g đến 100g

37.000

46.000

59.000

63.000

3

Trên 100g đến 250g

90.000

109.000

140.000

155.000

4

Mỗi 250g tiếp theo đến 2.000g

84.000

115.000

136.000

136.000

Xem nội dng chi tiết tại Thông tư 12/2018/TT-BTTTT quy định mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập

Thông tư Có hiệu lực ngày 1/12/2018.

2. Quy định về phiên xử hình sự có bị cáo, bị hại dưới 18 tuổi

Là nội dung tại Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên

- Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự

+  Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.

+  Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự.

+  Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuổi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

+  Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.

-  Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện

+  Những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.

+. Đối với các Tòa án chưa có Phòng xét xử thân thiện thì khi xét xử các vụ án quy định tại khoản 1 Điều này, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.

3. Hướng dẫn đóng BHXH bắt buộc cho người nước ngoài.

Ngày 15 tháng 10 năm 2018 chính phủ ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hộiluật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại việt nam, có hiệu lực  kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.

theo đó, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam sẽ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

-  Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+  Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

+  Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

4.   Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

Bao gồm:

-  Thông tư số 01/2006/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.

-  Thông tư số 14/2011/TT-BNV ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Là nội dung được thông tư 12/2018/TT-BNV quy định về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do bộ trưởng bộ nội vụ ban hành, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.

5.  03 sửa đổi, bổ sung quan trọng cần nắm về Lao động việc làm

- Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.”

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động,...

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”

Xem chi tiết Nghị định 148/2018/NĐ-CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018.

6. Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế, theo đó các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

mức hưởng khác:

e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;

h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản trên

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/12/2018.

7. Bổ sung đối tượng được miễn học phí

Đây là quy định nổi bật tại Nghị định 145/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 86/2015/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

1.1 Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
 
1.2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
 
1. 3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
 
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
 
1. 4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
 
1. 5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
 
1.6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
 
1.7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
 
1.8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
 
1.9. Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
 
1.10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
 
1.11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
 
1.12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
 
1.13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
 
1.14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
 
1.15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Nghị định bổ sung thêm đối tượng là:

- Trẻ em học lớp mẫu giáo 05 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK);

- Trẻ em có cha mẹ hoặc cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em mẫu giáo 05 tuổi làm Đơn đề nghị miễn học phí theo mẫu tại Phụ lục I, II ban hành kèm Nghị định 145 để được hưởng chính sách miễn học phí.

Nghị định 145/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018

8. Quy định về Tiền lương đối với Vận động viên

Vận động viên ở đây bao gồm: Vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

Đối tượng trên được hưởng tiền lương theo ngày thực tế tập huấn, thi đấu như sau:

a) Vận động viên đội tuyển quốc gia: 270.000 đồng/người/ngày;

b) Vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia: 215.000 đồng/người/ngày;

c) Vận động viên đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 đồng/người/ngày.

Đối với Vận động viên đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

a) Vận động viên đội tuyển trẻ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 75.000 đồng/người/ngày;

b) Vận động viên đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 55.000 đồng/người/ngày.

Xem những thông tin khác liên quan đến chế độ đối với huấn luyện viên , vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP

  •  5728
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…