DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

07 trường hợp cần lưu ý không nên nhận thế chấp đất đai

>>> Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

>>> Các bước chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thế chấp quyền sử dụng đất là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ mà không giao đất cho bên nhận thế chấp. Theo Luật Đất đai 2013 thì những trường hợp dưới đây cần lưu ý không nên nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

1. Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (Khoản 2, Điều 173, Luật Đất đai);

2. Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Đoạn 2, Khoản 3, Điều 174, Luật Đất đai);

3. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm. Về vấn đề thế chấp thì chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; không có quy định được quyền thế chấp quyền sử dụng đất. (Điểm b, khoản 1, Điều 175)

4. Đất đang có tranh chấp (Điểm b, Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai);

5. Quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án (Điểm c, Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai);

6. Hết thời hạn sử dụng đất (Điểm d, Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai).

7. Đất không có giấy chứng nhận (Điểm a, Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai). Tuy nhiên có một ngoại lệ người thế chấp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và trong trường hợp này việc ngân hàng có nhận thế chấp hay không là tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng, nhưng khả năng ngân hàng chấp nhận là rất ít.

  •  1971
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…