DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

07 ĐIỀU LUẬT SƯ CẦN NHỚ

Điều 1: Đừng bao giờ tin hoàn toàn những lời trình bày của khách hàng khi đến nhờ tư vấn
Khi khách hàng tìm đến luật sư để tư vấn, thông thường khách hàng thường chỉ trình bày những điểm đúng, những điểm có lợi cho mình và thường “nói xấu” bên còn lại vì vậy luật sư cần phải xem xét, cân nhắc trước những thông tin khách hàng cung cấp để có hướng tư vấn chính xác nhất.
 
Điều 2: Đừng bao giờ chủ quan trước những quan hệ pháp luật tranh chấp đơn giản
Có những quan hệ pháp luật tranh chấp tưởng chừng như rất đơn giản và có thể dễ dàng giải quyết nhưng khi đi vào giải quyết thì thường phát sinh nhiều vấn đề mới hoặc do chủ quan nên quá trình giải quyết vụ án luật sư thường mắc phải những lỗi nhỏ dẫn đến những hậu quả khó lường, vì vậy là Luật sư thì tuyệt đối không được đánh giá vụ án mình đang thực hiện là đơn giản mà phải cẩn trọng đối với mọi chi tiết có trong hồ sơ vụ án và cẩn trọng đối với mọi hoạt động của mình khi tham gia giải quyết vụ án.

Điều 3: Đừng bao giờ nói không với những vụ án phức tạp

Trong quá trình hành nghề luật sư sẽ không tránh khỏi những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình, tuy nhiên đừng vì sự phức tạp mà luật sư nói không với khách hàng mà hãy nói vấn đề nào cũng sẽ có hướng giải quyết, điều quan trọng là luật sư cần phải tìm ra vấn đề mấu chốt của vụ án.
 
Điều 4: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý
Có rất nhiều tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý có kiến thức và khả năng hành nghề không khác gì với một luật sư thực thụ, tuy nhiên không vì thế mà luật sư tin tưởng tuyệt đối và giao phó toàn bộ công việc chuyên môn cho tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý, tốt nhất luật sư cần phải xem lại những “sản phẩm” của tập sự luật sư hoặc chuyên viên trước khi giao cho khách hàng để tránh những sai sót không đáng có.
 
Điều 5: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào trí nhớ của mình
Việc áp dụng lặp đi lặp lại một số điều luật có thể giúp luật sư nhớ nội cơ bản của điều luật, thậm chí là có thể thuộc được điều luật, tuy nhiên luật sư không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của mình mà  nên kiểm tra nội dung điều luật một lần trước khi đưa ra lời tư vấn hoặc quyết định…
 
Điều 6: Đừng bao giờ để lỗi chính tả và lỗi đánh máy trong mọi văn bản
Nghề luật sư đòi hỏi độ chính xác rất cao vì vậy trước khi “xuất bản” bất kỳ văn bản nào người luật sư cần phải kiểm tra thật kỷ những lỗi đánh máy, lỗi chính tả trong văn bản, điều đó thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo ra sự an tâm của khách hàng khi đến với luật sư.
 
Điều 7: Đừng bao giờ quên “dự phòng” thời gian.

Thời hạn thực hiện công việc luôn được khách hàng chú trọng và thường bắt buộc luật sư cam kết thời gian thực hiện (chỉ trừ dịch vụ tố tụng), trong quá trình thực hiện công việc luôn có những trở ngại bất thường mà luật sư không thể nào tiên đoán được, vì vậy khi đưa ra quy định về thời hạn công việc luật sư cần phải cộng thêm thời gian dự phòng để xử lý những trở ngại khách quan có thể xảy ra, tránh trường hợp luật sư vi phạm thời hạn thực hiện công việc và phải bồi thường cho khách hàng hoặc khách hàng mất niềm tin đối với luật sư. 

nguồn: http://thongtintuvanphapluat.blogspot.com/
  •  12398
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…