DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

06 loại sai lầm trong pháp luật hình sự và trách nhiệm pháp lý tương ứng

Trong nhiều trường hợp người phạm tội không nhận thức một cách đúng đắn, chính xác tính chất pháp lý hoặc thực tế hành vi và hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả mình gây ra. Bởi vậy, đã dẫn đến những trường hợp sai lầm của người phạm tội.

Mặt khác, tính chất khác nhau của từng loại sai lầm là không giống nhau nên mức độ, giới hạn trách nhiệm hình sự cũng khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ là sự phân loại và nội dung của các loại sai lầm theo pháp luật hình sự:

Loại sai lầm

Nội dung

Hậu quả trách nhiệm hình sự

Ví dụ

Sai lầm về pháp luật

 

 

Sai lầm không thực hiện tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình là phạm tội, nhưng thực tế luật không quy định đó là tội phạm.

Không phải chịu trách nhiệm hình sự

A(22 tuổi) thực hiện hành vi mua dâm người 20 tuổi nghĩ mình đã phạm Tội mua dâm. Nhưng luật chỉ có quy định về Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)

-> Tức A không phạm tội mà chỉ bị xử phạt hành chính.

Sai lầm thực hiện tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi vủa mình là không phạm tội, nhưng thực tế luật quy định đó là tội phạm.

Vẫn chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội người đó thực hiện.

A thực hiện hành vi trộm cắp một xe đạp trị giá 1 triệu (đây là phương tiện kiếm sống của cả gia đình B) nhưng A nghĩ là mình vẫn chưa phạm vì trị giá trộm chưa trên 2 triệu. Nhưng thực chất A đã phạm Tội trộm cắp theo điểm d khoán 1 Điều 173 vì mặc dù tài sản dưới 2 triệu nhưng lại là  tài sản thuộc trường hợp đặc biệt: dưới 2 triệu vẫn phạm tội.

Sai lầm về thực tế

Sai lầm về khác thể

Sai lầm của chủ thể về tính chất quan hệ xã hội là đối tượng của hành vi họ xâm hại tới.

Vẫn chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ cố ý thực hiện hoặc khách thể bị xâm hại thực tế.

A đi săn trong rừng, tính nhắm súng bắn con nai nhưng do ở xa nên nhìn nhầm tưởng B đang hái nấm gần đó là con nai nên đã nổ sung bắn và khiến B chết.

-> A vẫn phải chịu trách nhiệm Tội vô ý làm chết người.(Điều 128)

Sai lầm về đối tượng

Sai lầm của chủ thể về đối tượng tác động khi thực hiện tội phạm

Vẫn chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ cố ý thực hiện.

A do có mối thù hằn với B nên đã tính toán giết B bằng cách cán xe máy vào B. Nhưng do trời tối A đã nhìn nhầm C là B nên đã tong xe đâm chết C.

->A vẫn phải chịu trác nhiệm về Tội Giết người. (Điều 123)

Sai lầm về quan hệ nhân quả

Sai lầm của chủ thể trong việc đánh giá sự phát triển của hành vi mình đã thực hiện.

Vẫn chịu trách nhiệm về tội cố ý mà họ định thực hiện

A giết B bằng cách nhắm súng bắn vào tim B nhưng do run tay A đã bắn sượt qua vai B, bắn trúng vào đầu C đứng gần đó khiến C tử vong.

->A vẫn chịu trách nhiệm về Tội Giết người. (Điều 123)

Sai lầm về công cụ, phương tiện

Sai lầm của chủ thể về tính chất công cụ, phương tiện khi thực hiện hành vi.

Vẫn chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ cố ý thực hiện hoặc khách thể bị xâm hại thực tế.

- A giết B bằng cách pha thuốc độc vào đồ ăn cho B ăn. Nhưng do thuốc độc để lâu ngày đã bị mất độc được nên B không chết.

-> A vẫn chịu trách nhiệm về Tội Giết người. (Điều 123)

- A là bác sĩ đã bán nhầm thuốc cho bệnh nhân B khiến B chết do uống nhâm thuốc.

-> A vẫn phải chịu trách nhiệm Tội vô ý làm chết người. (Điều 128)

 

  •  2804
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…