DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

05 trường hợp VB QPPL được xem là trái pháp luật từ 01/01/2021

VB QPPL được xem là trái pháp luật

VB QPPL được xem là trái pháp luật

Về nguyên tắc văn bản QPPL trái pháp luật theo quy định sẽ được xử lý, tại nghị định 154/2020/NĐ-CP  sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hiệu lực ngày 1/1/2021) có sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 103 Nghị định 34 thì:

Văn bản trái pháp luật gồm:

- Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền;

- Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn;

- Văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật ban hành văn bản QPPL sửa đổi;

- Văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo;

- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Luật;

Theo quy định trước đây thì văn bản trái pháp luật gồm:

- Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền;

- Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn;

- Văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành;

Như vậy, so với quy định trước đây thì nghị định 154 đã sửa đổi bổ sung 3 nội dung về VB trái pháp luật. Ngoài ra, nếu văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày, Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều  103 NĐ 34 thì sẽ được xử lý (nội dung này không thay đổi so với quy định hiện hành).

  •  1453
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…