DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 trường hợp thay đổi Điều tra viên trong tố tụng hình sự

Trường hợp thay đổi Điều tra viên trong tố tụng hình sự - Ảnh minh họa

Trường hợp thay đổi Điều tra viên trong tố tụng hình sự - Ảnh minh họa

Trong tố tụng hình sự, Điều tra viên có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra nhằm xác định sự thật của vụ án, những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can.

Chính vì vậy, nếu họ không vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì hồ sơ vụ án có thể bị làm sai lệch, dẫn đến xử lý người phạm tội không chính xác, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của những người tham gia tố tụng không được bảo đảm, kẻ có tội không được trừng trị, người vô tội bị kết án oan...

Căn cứ theo Điều 51 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 Việc thay đổi Điều tra viên được quy định như sau:

- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

Trong đó:

- Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.

- Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.

=== >> Để bảo đảm sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng, BLTTHS đã có những quy định chặt chẽ về việc thay đổi người tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, trong trong trường hợp Hủy án để điều tra lại thì việc thay đổi Điều tra viên đã tiến hành tố tụng trước đó hay không lại chưa được quy định cụ thể.

Thực tế thi hành đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, cụ thể:

Theo quy định của Điều 53 và Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự, khi bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm bị hủy để điều tra lại thì khi xét xử sơ thẩm lại Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa đều bị thay đổi. Nhưng lại không bắt buộc phải thay đổi Điều tra viên.

Có những ý kiến xoay quanh vấn đề này như sau:

- Việc để Điều tra viên đã tiến hành tố tụng vụ án bị hủy đó tiếp tục tiến hành tố tụng sẽ thuận lợi hơn vì họ đã nắm chắc các tình tiết của vụ án nên việc điều tra lại hay kiểm sát điều tra lại sẽ không mất nhiều công sức bằng việc thay đổi Điều tra viên.

- Nếu để những Điều tra viên cũ tiếp tục tiến hành tố tụng thì những nhận định của họ sẽ không được khách quan. Thực tiễn, nhiều vụ án có dấu hiệu oan sai, thay vì tuyên bị cáo không phạm tội, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm lại tuyên hủy án để điều tra lại, và khi không thay đổi Điều tra viên đã tiến hành tố tụng trước đó, dẫn tới việc giải quyết vụ án không được khách quan, làm phát sinh phản ứng tiêu cực của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

=== > Cân nhắc những mặt lợi và hại của việc có nên thay đổi Điều tra viên trong trường hợp này hay không? Hoặc pháp luật nên có những quy định cụ thể về vấn đề trên.

  •  6728
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…