DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 trường hợp không công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn được cấp GCN QSDĐ

04 trường hợp không công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn được cấp GCN QSDĐ

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Dưới đây là nội dung liệt kê các trường hợp không cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn được cấp GCSQSDĐ:

* Quy định về điều kiện để có hiệu lực việc chuyển quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng:

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Điều 119 BLDS 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự:

"...

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."""

Trường hợp không tuân thủ quy định về mặt hình thức thì giao dịch dân sự sẽ vô hiệu.

Vậy trường hợp nào không công chứng hợp đồng CNQSDĐ vẫn có hiệu lực và được cấp GCNQSDĐ?

03 trường hợp tại Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hướng dẫn khoản 1, Điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì sẽ có các trường hợp ngoại lệ hợp đồng chuyển nhượng không cần công chứng hay chứng thực vẫn được cấp GCNQSDĐ, cụ thể:

1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP  thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

- Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Thêm MỘT trường hợp nữa là: Tại khoản 2 Điều 129 BLDS quy định trường hợp giao dịch đã được xác lập nhưng vi phạm về bắt buộc công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên chưa thực hiện việc công chứng, chứng thực vẫn được công nhận nếu đáp ứng điều kiện nêu trên.

  •  16073
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…