DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 điểm có lợi cho cán bộ, công chức, NLĐ khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021

 

04 điểm có lợi khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021

04 điểm có lợi khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021

Việc lùi thời điểm tăng lương cơ sở và mới đây nhất là quyết định chưa tăng lương cơ sở năm 2021 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều bộ phận có thu nhập chịu tác động trực tiếp bởi lương cơ sở. Tuy nhiên, giữa thời điểm nhạy cảm của Covid và thiên tai thì đây là quyết định đúng đắn từ cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh những cái mất, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ vẫn có những điểm lợi khi lương cơ sở chưa tăng. Cụ thể như sau:

1. Giữ nguyên mức đóng BHXH bắt buộc và BHYT – Đối với cán bộ, công chức:

- Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:

BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = 1.490.000 x 8% = 119.200 đồng/tháng

BHYT: Mức đóng = 1.490.000 x 4.5% = 67.050 đồng/tháng

- Đối với nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định:

BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 8%

BHYT: Mức đóng = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 4.5%

2. Không tăng mức đóng BHYT theo hộ gia đình:

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình mức đóng giảm dần từ thành viên thứ 2 trở đi theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, cụ thể:

- Người thứ nhất đóng tối đa bằng  4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở 2021 vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng. Nên mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là:
 

Thành viên

Mức đóng

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

Từ người thứ 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

 

Như vậy việc tăng, giảm lương cơ sở sẽ ảnh hưởng đến mức đóng của đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình

3. Quyền lợi để được hưởng chi phí KCB khi tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên

Điểm đ, khoản 1 điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

Mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

=> Mức hưởng 100% khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Vậy khi lương cơ sở chưa tăng số tiền cùng chi trả chi phí là 8.940.000 đồng, nếu lương tăng lên 1.600.000 thì số tiền  cùng chi trả sẽ là 9.600.000

4. Giữ nguyên mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

Căn cứ Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016  thì các đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng được quy định như sau:

- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở

- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở

-  Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở

Như vậy trường hợp có đoàn viên có mức đóng cao thì cũng không được vượt quá 10% mức lương cơ sở (tương đương 149.000) hoặc thấp nhất bằng bằng 1 % mức lương cơ sở tương đương 14.900 với từng đối tượng cụ thể nêu trên. 

Các mems phát hiện thêm nội dung nào thì bổ sung vào topic này giúp mình nhé! 

 

  •  4805
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…