DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 vấn đề chuyển hóa “tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông” thành “tội giết người”

Trong thực tiễn cuộc sống, xảy ra không ít các trường hợp mà người gây tai nạn cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn qua người nạn nhân sau khi gây tai nạn, hậu quả làm nạn nhân chết. Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm gây tranh cãi khi luận tội đối với hành vi này. Bài viết dưới đây là quan điểm cá nhân của bản thân mình về các vấn đề để chuyển hóa “tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông” thành “tội giết người”.

Theo bài viết ngày 24/03/2020 của trang kiemsat.vn (Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao): “Vừa qua, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành án lệ số 30/2020/AL và được công bố theo Quyết định 50/QĐ-CA ngày 25/02/2020 của Chánh án TANDTC về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông. Theo đó, qua điều tra nếu xác định được người gây tai nạn cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông là hành vi phạm tội giết người.”

Có rất nhiều quan điểm tranh cãi đối với việc xác định tội danh và khung hình phạt đối với trường hợp này, cụ thể:

- Có người cho rằng do người phạm tội chạy xe với tốc độ nhanh, xử lý kém cộng thêm tâm lý hoảng loạn nên mới có hành vi làm chết người nên không thể truy cứu tội Giết người được;

- Hoặc có người bày tỏ quan điểm rằng đối tượng đã phạm tội Giết người với tình tiết tăng nặng là thực hiện tội phạm một cách man rợ vì để nạn nhân dưới gầm xe rồi kéo lê làm nạn nhân biến dạng.

Theo quan điểm cá nhân, mình cho rằng có 03 vấn đề để chuyển hóa “tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông” thành “tội giết người” như sau:

*Thứ nhất, hành vi cố ý dùng phương tiện chèn lên người nạn nhân sau khi gây tai nạn đã xâm phạm nghiêm trọng quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so sánh được. Mặc khác, con người còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, nếu quyền được sống của con người bị xâm hại thì lúc đó các quan hệ xã hộ cũng bị phá vỡ.

Chính vì lẽ đó mà mục tiêu bảo vệ quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời kỳ và mọi chế độ.

*Thứ hai, hành vi của đối tượng trong trường hợp trên đã thỏa mãn 03 điều kiện để được coi là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân, cụ thể:

+ Hành vi này (có thể) xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, có nghĩa là khi đối tượng gây tai nạn dù biết nạn nhân chưa chết nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi tiếp theo là dùng phương tiện chèn lên người nạn nhân để trực tiếp gây ra cái chết

+ Hành vi trên chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của nạn nhân, cụ thể về mặt cảm quan là nạn nhân đã bị biến dạng sau khi chết

+ Cái chết của nạn nhân chính là hậu quả thực tế xuất phát từ hành vi khách quan của đối tượng

*Thứ ba, đây chắc chắn là hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 thì lỗi cố ý trực tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhiều khả năng hoặc tất yếu làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn nạn nhân chết.

Như vậy, đối tượng hoàn toàn đủ nhận thức để hiểu rằng việc chèn xe lên người nạn nhân có thể gây ra cái chết với khả năng rất cao nhưng vẫn mong muốn thực hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Vấn đề luận tội danh sao cho hợp tình hợp lý vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi, bạn nào có ý kiến gì cứ bình luận bên dưới để bài viết thêm hoàn thiện nhé!

  •  3773
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…