DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng

 

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng, theo đó, tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có chung quyền sở hữu còn đối với tài sản riêng của vợ, chồng thì do vợ, chồng làm chủ sở hữu và định đoạt tài sản đó. Tuy nhiên pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng đã có quy định nhằm hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng với mục đích bảo vệ quyền lợi cho một bên vợ, chồng còn lại và đảm bảo lợi ích chung của gia đình.

TH1: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy địn tại khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.”

Cuộc sống gia đình không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn về kinh tế, vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung của vợ, chồng không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà người vợ, chồng có tài sản riêng thì để đảm bảo lợi ích chung của cả gia đình, vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mình để bảo đảm cuộc sống chung của gia đình. Trong đó, nhu cầu thiết yếu được hiểu là “nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình” (khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

TH2: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Mặt khác, họ cũng có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, giữ gìn truyền thóng yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên gia đình thì quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn chế. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của vợ chồng.

TH3: Trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Nhà ở là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì sau khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng và chủ sở hữu là người có toàn quyền định đoạt, chiếm hữu. Xong, để tạo điều kiện về nơi ở cho bên vợ, chồng không có chỗ ở có thể tìm được chỗ ở trong thời gian nhất định, pháp luật quy định sau khi ly hôn nếu ngôi nhà là tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà sau khi ly hôn mà bên chồng hoặc vợ (không phải chủ sở hữu của ngôi nhà đó) gặp khó khăn về chỗ ở thì có qyền được lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hôn nhân.

 

  •  11301
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…