DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 trường hợp đặc biệt của quan hệ hôn nhân

Vì pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, tương ứng với nó là chế độ hôn nhân và gia đình cũng khác nhau. Mỗi thời kỳ, các văn bản pháp luật đều có những quy định về chế độ hôn nhân như: về kết hôn, về ly hôn, về chế độ tài sản của vợ chồng… Dưới đây là Quan hệ hôn nhân trong một số trường hợp đặc biệt:

Cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng ở trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978 để hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. Trong đó ghi rõ: Đây là một loại việc mang tính chất đặc biệt và Thông tư chỉ áp dụng duy nhất cho các trường hợp này…

“Nếu cả hai người vợ đều vẫn tha thiết mong muốn gia đình sum họp thì Tòa án khuyên họ tự bàn bạc thu xếp sao cho ổn thỏa” (phần Phương hướng chung).

“Nếu người chồng tập kết ra Bắc đã lấy vợ khác, người vợ trong Nam vẫn chờ chồng, nay người vợ này yêu cầu xóa bản án để vợ chồng họ chung sống với nhau thì Tòa án phải thụ lý lập hồ sơ và gửi về Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thuộc quản hạt để giải quyết như trong trường hợp đã nói ở điểm a trên. Kết quả của việc hủy bản án dẫn đến tình trạng một chồng hai vợ, mà quyền lợi cả cả hai người vợ đều hợp pháp, đều cần được bảo vệ. Tòa án nhân dân cần giải thích khuyên họ tự thu xếp cuộc sống trong gia đình sao cho ổn thỏa” (phần Phương hướng giải quyết một số trường hợp cụ thể).

Ở một thời điểm nào đó rõ ràng vẫn xảy ra trường hợp một người có hai vợ, hai chồng. Như vậy nếu tài sản được hình thành trong thời điểm đó mà chưa được giải quyết sẽ là một vấn đề hết sức khó khăn khi chúng ta xác định tài sản chung hay tài sản riêng khi mang giao dịch.

Trên thực tế đã có trường hợp từng gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi người chồng mang cả hai đăng ký kết hôn xuất trình. Trong trường hợp đó, các bên có thể tự thỏa thuận để “sao cho ổn thỏa” như hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, nếu không tự thỏa thuận được thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng

Theo quy định, nếu họ không đăng ký kết hôn thì vẫn được coi là vợ chồng (Điểm c.1 Mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP; Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Nếu họ đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng), chứ không phải chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn (Điểm 1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho họ đăng ký kết hôn, việc đăng ký kết hôn đối với những trượng hợp này không hạn chế về thời gian (khoản 1 Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ-CP, xem thêm khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Nam nữ được coi là sống chung với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ điểu kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây (điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP):

- Có tổ chức lễ cưới khi về sống chung với nhau;

- Việc họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Vấn đề đặt ra, nếu cho đến nay họ vẫn sống với nhau như vợ chồng và chưa đăng ký kết hôn thì thẩm quyền và nội dung xác nhận như thế nào? Các trường hợp như vậy thì sẽ được hướng dẫn về Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hai người để xin xác nhận.

                       

Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001

Cho đến nay họ vẫn đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn, trường hợp này chỉ được công nhận là vợ chồng trong khoảng thời gian từ ngày 10/01/2001 đến trước ngày 01/01/2003 (điểm c.1 Mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP).

Nếu trong thời gian từ ngày 10/01/2001 đến ngày 01/01/2003 họ đăng ký kết hôn thì hôn nhân được công nhận kể từ ngày họ sống chung với nhau như vợ chồng chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng, nếu họ đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận kể từ ngày họ đăng ký kết hôn (điểm 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Thủ tục đăng ký kết hôn, ghi sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn đối với các trường hợp  này được quy định tại Nghị định 77/2001/NĐ-CP và Thông tư 07/2001/TT-BTP, Thông tư 15/2015/TT-BTP, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Khi áp dụng các trường hợp nêu trên, chúng ta cần lưu ý về thời gian hôn nhân có hiệu lực (được ghi hoặc được ghi bổ sung dưới tiêu đề của Giấy chứng nhận kết hôn), điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến việc xác định quan hệ tài sản của hai vợ chồng, đặc biệt là đối với tài sản có trước khi hôn nhân có hiệu lực.

Ví dụ: Ông A và bà B chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1989, đến tháng 5/2003 (tức đã sau ngày 01/01/2003) hai người mới đi đăng ký kết hôn, như vậy, hôn nhân của họ chỉ được công nhânh từ tháng 5/2003. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông A đượcc ấp năm 2000 thì quyền sủ dụng đất trên là chung hay là riêng? Sẽ có nhiều tình huống xảy ra và trong trường hợp, này, việc chứng minh được ưu tiên áp dụng (nguyên tắc xác định tài sản chung hay riêng của vợ chồng khi có tranh chấp theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014).

  •  16178
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…