DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 điểm cần lưu ý về “Lãi do chậm thanh toán”

1. Áp dụng luật dân sự hay luật thương mại để tính lãi do chậm thanh toán?

Kinh doanh thương mại được coi là một hình thức hoạt động trong lĩnh vực dân sự và tất nhiên sẽ thuộc sự điều chỉnh của luật chung, đó là Bộ luật dân sự.

Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh doanh thương mại, nhà nước ban hành Luật Thương mại để điều chỉnh riêng biệt cho hoạt động này. Do đó, theo nguyên tắc nôm na gọi là "ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành" thì Luật thương mại sẽ được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh thương mại. Bộ luật Dân sự chỉ được áp dụng khi Luật thương mại không có quy định điều chỉnh. Điều 306 Luật Thương mại đã quy định về lãi do chậm thanh toán nên sẽ được ưu tiên áp dụng để tính lãi cho các quan hệ kinh doanh thương mại. Còn Bộ luật dân sự được áp dụng cho các giao dịch dân sự không mang tính thương mại.

Theo pháp luật hiện hành, vấn đề này được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, cụ thể như sau:

Khoản 3 Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 quy định :

“Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Lãi suất:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Điều 306 Luật thương mại 2005 có quy định :

“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”


2. Cách áp dụng “ lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán” 

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về “ lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán”. Quan điểm của Tòa về Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường được quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005 thông qua các bản án, cụ thể:

- "Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” được tính theo lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng.

- “Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.

- “Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” được tính theo lãi cho vay liên ngân. hàng
- “Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” được tính lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại.

Trên thực tế, để tính được mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường, thông thường, chúng ta phải lấy mức lãi suất nợ quá hạn được công bố của ít nhất 03 ngân hàng đang hoạt động để tính ra mức lãi suất nợ quá hạn trung bình.


3. Phân biệt Tiền lãi do chậm thanh toán và phạt vi phạm hợp đồng

Trong Luật Thương mại, xét về mặt hình thức, không có khái niệm “tiền lãi phạt” mà chỉ có khái niệm “tiền lãi do chậm thanh toán” và khái niệm “phạt do vi pham hợp đồng”. Cần phải phân biệt hai khái niệm này.

Phạt vi phạm

Tiền lãi do chậm thanh toán

- Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận.( Điều 300 Luật Thương mại)

->Bên bị vi phạm chỉ có thể tính tiền phạt khi có thoả thuận trong hợp đồng (Điều 307 Luật Thương mại).

-Mức phạt do vi phạm hợp đồng tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301 Luật thương mại)

- Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.( Điều 306 Luật Thương mại)

- Việc tính tiền lãi do chậm thanh toán này không phụ thuộc vào việc các bên có thoả thuận việc tính tiền lãi hay không. Nếu các bên có thoả thuận, và mức lãi suất không vượt quá mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán thì sẽ áp dụng mức lãi suất thoả thuận. Nếu các bên không có thoả thuận thì áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường.

 

  •  1302
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…