DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

03 chiêu lừa đảo phổ biến thông qua cầm cố tài sản

Tham khảo:

>>> 1.001 chiêu lừa đảo người mua nhà, đất

>>> Thủ thuật tránh 1001 chiêu lừa đảo khi mua, bán nhà đất


Một trong các điều kiện để được cầm cố tài sản là người cầm cố chỉ được tự ý cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, còn nếu sử dụng tài sản của người khác phải có sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, thực tế đã có một số đối tượng xấu đã không tuân thủ quy định trên, đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau hòng chiếm dụng tài sản của người khác để đem đi cầm cố trục lợi cho bản thân và cũng có nhiều trường hợp người nhận cầm cố không xác minh hoặc biết về nguồn gốc tài sản, nhưng lơ là hòng chiếm đoạt tài sản của người cầm cố.

Theo đó, mình tổng hợp một số hình thức lừa đảo phổ biến thông qua việc cầm cố tài sản dưới đây, các bạn tham khảo và rút kinh nghiệm cho bản thân. Nếu bạn nào có gặp trường hợp tương tự hoặc bổ sung trường hợp khác, cùng để lại bình luận để mình cùng nhau thảo luận và né tránh việc bị lừa đảo liên quan cầm cố tài sản nhé.

1. Thay vì ký hợp đồng cầm cố tài sản thì kí hợp đồng chuyển nhượng tài sản để công chứng, chứng thực

Tham khảo>>> Sổ đỏ có cầm cố được không?

Trong trường hợp này, đối tượng lừa đảo thường nhắm đến những nạn nhân có nhu cầu cần tiền gấp để xử lý công việc, hay giải quyết công việc gia đình,…

Thông thường, việc cho vay được người cho vay và người vay thỏa thuận cho vay bằng hình thức cầm cố trả lãi hàng tháng với lãi suất cao, thời gian ngắn,… việc thỏa thuận thông thường thực hiện bằng miệng hoặc hợp đồng cầm cố tài sản. Bên cạnh đó, người vay phải đem giấy tờ nhà đất ( bản gốc) đưa cho người cho vay để làm tin.

Tuy nhiên, sau khi đồng ý thỏa thuận, bên vay nhận tiền và bên cho vay nhận tài sản cầm cố (là: quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy…) thì cả hai cùng ra văn phòng công chứng để chứng thực hợp đồng. Nhưng thay vì ký hợp đồng cầm cố tài sản thì người vay lại đưa ra hợp đồng chuyển nhường quyền sử dụng đất và tài sản trên đất và giải thích “để làm tin”; khi người bán hoàn trả đủ số nợ thì họ sẽ hủy hợp đồng. Do đó, do cả tin mà người vay đã ký vào hợp đồng nêu trên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự 2015 thì về nghĩa vụ của bên nhân cầm cố thì bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác đối với tài sản cầm cố và phải trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan sau khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Tuy nhiên, sau khi có hợp đồng chuyển nhượng tài sản, các đối tượng nhận cầm cố đã nhanh chóng chuyển nhượng, sang tên cho người khác (người khác ở đây có thể là người “cùng hội cùng thuyền”) nhằm chiếm đoạt tài sản của người cầm cố.

Khi phát hiện, thì tài sản đã thuộc về người khác và thường xảy ra tranh chấp, tố cáo đến cơ quan chức năng.

Nhưng trong trường hợp này vì quá gấp, không cẩn thận nên người vay, mượn không có tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh việc tài sản của mình được cầm cố chứ không chuyển nhượng luôn. Nhưng, hiện tại ngoài hợp đồng chuyển nhượng tài sản có công chứng hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật thì người vay không bằng chứng khác để chứng minh. Do đó, Các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc điều tra, xác minh và chứng minh hành vi phạm pháp của đối tượng.

Nên từ cơ sở trên bạn nên lưu ý:

- Trước khi ký bất kì hợp đồng hay thỏa thuận để thực hiện giao dịch thì người ký cần đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng, để tránh những điều khoản bất lợi cho bản thân sau này. Tuyệt đối không ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất và phải nắm rõ quy định về cầm cố tài sản để tránh rủi ro cho mình. 

- Trong bất kì trường hợp nào, cũng phải giữ lại các văn bản thỏa thuận, bản ghi âm, ghi hình (nếu có),..để làm chứng cứ khi có tranh chấp phát sinh, tránh khi xảy ra tranh chấp không có bằng chứng thì rất khó để được cơ quan chức năng giải quyết.

>>> Cầm cố tài sản như thế nào là đúng luật?

2. Sử dụng tài sản của người khác đi cầm cố

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc sử dụng tài sản cầm cố phải thực hiện trên chính tài sản thuộc sở hữu của mình, nếu mượn tài sản của người khác để cầm cố phải có sự cho phép của người đó. Căn cứ tại khoản 2 Điều 311 quy định về nghĩa vụ của bên cầm cố như sau:

“2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.”

Theo đó, người thứ ba ở đây có thể hiểu là chủ sở hữu của tài sản. Nếu bạn sử dụng tài sản của người khác đi cầm cố phải có sự đồng ý của người đó và thông báo cho người nhận cầm cố biết. Nếu trường hợp không báo thì người nhận cầm cố có quyền từ chối và hủy hợp đồng cầm cố.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người nhận cầm cố đã không xem xét đến việc tài sản thuộc sở hữu của ai, nhưng vẫn nhận cầm cố. Do đó, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng lòng tin của người khác để hòng mượn tài sản có giá trị và sử dụng để cầm cố.

Đối tượng lừa đảo này thường là người thân quen của nạn nhân, lợi dụng lòng tin mượn tài sản nhưng thay vì sử dụng thông thường lại đem tài sản đó đi cầm cố. 

Do đó, bạn cần phải thật cẩn thận đối với tài sản thuộc quyền sở dụng của mình. Tránh bị người thân lợi dụng vay, mượn thông thường hòng chiếm doạt.

3. Sử dụng sổ bảo hiểm xã hội để cầm cố có thể bị phạt đến 1 000 000 đ.

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và người lao động có nghĩa vụ phải bảo quản.

Theo đó, sổ BHXH chỉ được giải quyết hưởng quyền lợi hoặc thân nhân (trường hợp người đó bị chết (chế độ tuất)) mới được hưởng. Vì thể, nếu là người khác sử dụng sổ BHXH để yều cầu hưởng thì không được cơ quan bảo hiểm giải quyết.

Từ cơ sở trên thì người lao động nghĩ việc người khác giữ sổ bảo hiểm thì không bị ảnh hưởng gì, sẽ không, có nhiều đối tượng đã dựa trên hoàn cảnh và nhu cầu của những người lao động để dẫn dụ, hay tạo cơ hội cho người lao động sử dụng sổ BHXH để cầm cố mượn nợ bằng cách đưa sổ bảo hiểm cho chúng và người lao động được vay một khoản tiền theo thỏa thuận. Sau khi trả nợ (lãi suất do hai bên thỏa thuận, thông thường do chính đối tượng lừa đảo đề xuất và người vay phải làm theo nếu muốn vay) thì chúng sẽ trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Vậy nên, các bạn nên lưu ý: việc bạn sử dụng sổ BHXH để đi cầm cố, tức người lao động đã vi phạm quy định về nghĩa vụ bảo quản sổ theo định. Theo đó, Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP nếu bị phát hiện đem sổ BHXH đi cầm cố người lao động có thể bị phạt đến 1 000 000 đồng, theo quy định như sau:

“Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

 

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

….”

Chưa tính đến việc người nhận cầm cố có thể sử dụng sổ bảo hiểm của bạn để đem đi cầm cố tại nhiều nơi khác, dẫn đến mất sổ bảo hiểm và bạn phải liên người sử dụng lao động để được cấp lại. Tuy nhiên, nếu bị phát hiện sổ bị mất do đem đi cầm cố thì yêu cầu cấp lại không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết (tức sẽ không được cấp lại sổ mới) nên trong trường hợp này bạn cần lưu ý. 

Trên đây là một số chiêu lừa đảo phổ biến, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn.

  •  6520
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…