DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

02 lý do lớn khiến Luật không thể áp dụng vào thực tiễn

Hôm trước nhận được câu hỏi về việc cơ quan nào có thẩm quyền cấp căn cước công dân, mình mới xem lại luật và trả lời cho thằng bạn mình. Hướng dẫn thằng bạn mình đến Công an quận (cơ quan có thẩm quyền theo Luật định) để làm thủ tục. Tuy nhiên, khi bạn mình đến như mình hướng dẫn thì cán bô tiếp dân trả lời là “chưa có cơ chế” và bảo bạn mình phải  về nơi đăng ký thường trú để xin cấp căn cước công dân. Vâng, “chưa có cơ chế”, mình chả hiểu cái cụm này của cán bộ tiếp dân là gì, nhưng điều nhìn thấy rõ ở đây, đây là một ví dụ điển hình cho việc “Luật một đằng, áp dụng thực tế một nẻo” như nhiều người vẫn nói. Vậy, lý do vì sao lại có những hiện tượng này xảy ra. Mình xin biên đôi lời.

Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật liên quan mật thiết và đương nhiên nó có sự tương hỗ qua lại với việc xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh , đồng bộ , sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế , chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức...mà trong đó pháp luật sẽ tác động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nước ở mỗi thời kì phát triển . Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện , áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi người nắm được các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý thức tự giác tuân theo pháp luật. Chính vì vậy, những vấn đề như việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều quy định đưa ra nhưng không nghiên cứu kỹ, dẫn đến nhiều trường hợp đã bị bãi bỏ ngay cả khi chưa có hiệu lực thi hành. Hoặc nhiều quy định ban hành nhưng phải sửa đổi trong một thời gian ngắn, điển hình nhất gần đây phải nói là Bộ luật hình sự 2015. Một bộ luật quan trọng nhưng lại thông qua khi nó mang rất nhiều lỗi thật khó chấp nhận được có thể xem là một trong những yếu tố chính và ảnh hưởng cực kỳ lớn đến việc áp dụng pháp luật hiệu quả.

Vẫn biết là đất nước ta đang chuyển mình và xã hội thay đổi không ngừng nên các quy định pháp luật buộc lòng cũng phải thay đổi để phù hợp, tuy nhiên tuổi thọ các quy định pháp luật ở nước ta khá thấp. Rất ít luật, bộ luật... có tuổi thọ trên 20 năm... điều đó chứng minh một điều là tầm nhìn về sự phát triển kinh tế, xã hội của các "lawmaker" cũng chưa thật sự xuất sắc.

   Thứ hai là trình độ pháp lí của cán bộ, nhân dân trong xã hội và sự sáng tạo của mỗi cơ quan hoặc tổ chức. Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi trình độ văn hóa pháp lí cao của cán bộ và nhân dân trong xã hội. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân , tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng như của người khác và đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực , vi phạm pháp luật trong xã hội. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động , chủ động, sáng tạo , sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội. Thực tiễn áp dụng pháp luật ở các cấp địa phương. Đặc biệt là cấp xã và phần nào là cấp huyện ở các tỉnh. Nhiều nơi không hiểu thậm chí là không chịu hiểu các quy định pháp luật đặt ra. Thậm chí luật quy định là được làm thế này nhưng cơ quan có chứng năng lại không chịu làm. Điều đó là minh chứng rõ nhất cho việc các cơ quan thi hành pháp luật nhưng không chịu cập nhật, nắm bắt luật. Đơn cử như việc làm căn cước công dân, luật không bắt buộc phải về địa phương nơi đăng ký thường trú mới được làm căn cước, luật cũng quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền cấp căn cước công dân, nhưng đến cơ quan đó thì lại bị từ chối vì "thói quen áp dụng pháp luật" là phải về địa phương nơi đăng ký thường trú mới được làm thủ tục này. Ngay cả các quận ở thành phố lớn cũng gặp trường hợp này chứ không riêng gì các tỉnh.
 

 

 

  •  1959
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…