DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xe bị tịch thu có được bảo đảm?

Hôm nay, xem thời sự về vấn đề “Hàng trăm xe máy bị tạm giữ nằm trong cỏ dại” làm mình chợt nghĩ đến vấn đề liệu cơ quan thi hành tịch thu xe hiện nay có bảo đảm tài sản cho người dân không, bởi lẽ hầu hết quan niệm của dân ta trước giờ xe bị tịch thu xem như vứt đi.

Mặc dù Nhà nước đã ban hành các quy định về việc bảo quản các phương tiện vi phạm hành chính, song trên thực tế các cơ quan thi hành tịch thu phương tiện vi phạm giao thông lại không mấy mặn mà với quy định này.

Bởi lẽ các cơ quan thi hành chỉ nghĩ nhiệm vụ của mình kết thúc khi tiến hành tịch thu xe, còn việc bảo quản ra sao thì mặc.

Nghị định 115/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định về việc bảo quản các phương tiện bị tịch thu khi vi phạm hành chính quy định rõ:

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.

2. Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.

3. Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Điều 3. Điều kiện nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi
a) Phải bảo đảm an toàn, điều kiện vệ sinh môi trường và không gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc phương tiện chống mưa, nắng khác.
b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng.
c) Xung quanh phải có hàng rào bảo vệ an toàn, có hệ thống thoát nước.
d) Phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng, cháy, chữa cháy phù hợp.
đ) Có các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thủ trưởng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện phải xây dựng và tổ chức thực tập phương án phòng, chống cháy, nổ.


3. Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm a, b Khoản 1 Điều này.


Điều 4. Bảo đảm an toàn khi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ, trước khi đưa vào nơi tạm giữ phải hút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa.

...
3. Nghiêm cấm đưa vào nơi tạm giữ những chất dễ gây cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ nếu nơi tạm giữ không có những điều kiện, phương tiện kỹ thuật bảo quản các chất đó.


Điều 5. Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

2. Trường hợp cơ quan tạm giữ tang vật, phương tiện chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng nơi tạm giữ không đủ để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ riêng của cơ quan mình.
Việc thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng. Nội dung hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ luật dân sự và các yêu cầu của hoạt động quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, trong đó bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng của hợp đồng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng; các nội dung khác.

….
4. Trong trường hợp không thể bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì nơi tạm giữ tang vật, phương tiện là nơi do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

 

Như vậy theo quy định trên, liệu các cơ quan thi hành có vi phạm khi mà không bảo quản xe vi phạm hành chính, để hư hao?

Một thực trạng diễn ra hiện nay từ tâm lý nghĩ rằng xe bị tịch thu xem như vứt đi, nhiều người đi xe không cũ, lỗi thời không đến nhận xe vì nghĩ rằng nộp phạt để nhận lại xe đã đành, đem xe về còn tốn thêm tiền sửa, tiền sửa thậm chí còn mắc hơn tiền mua một chiếc xe mới. Vậy thôi cứ xem như bỏ luôn, mua xe mới có phải tiện hơn?

  •  3955
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…