DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xây nhà làm sập nhà hàng xóm ai phải bồi thường?

Mới đây nhất là việc hơn 20h ngày 24/03, căn nhà hai tầng số 283 đường Lê Hoàn, thành phố Thanh Hóa, đã đổ sập. Nguyên nhân có thể là chủ ngôi nhà 281 phá nhà cũ, thuê đào móng, khoan cọc nhồi để làm nhà mới khiến căn số 283 xây dựng từ hàng chục năm trước có hiện tượng nứt gãy mạnh và đổ sập

Trong những trường hợp như thế thì việc bồi thường cho chủ nhà bị sập đổ được xác định như thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường và bồi thường những gì?

Khi xây nhà phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, nếu có căn cứ cho rằng việc xây nhà là nguyên nhân dẫn đến việc sập nhà hàng xóm thì chủ nhà này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định. Việc bồi thường sẽ căn cứ vào mức độ lỗi và mức độ thiệt hại gây ra.

Trước tiên sẽ xác định nguyên nhân khiến cho căn nhà sập đổ, phần lỗi đó thuộc bên xây nhà mới hay nhà cũ tự sụp đổ.

Nếu như có lỗi của người xây nhà mới thì cũng cần xác định thêm là có lỗi của bên thi công hay không? (chẳng hạn đơn vị thi công đã không khảo sát các công trình lân cận và khi thi công không có người giám sát, quan trắc thường xuyên nên để sự cố xảy ra...)

Điều 605.Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Như vậy trong trường hợp có lỗi thì việc bồi thường sẽ do chủ nhà thực hiện. Nếu trong quá trình thi công mà có lỗi của đơn vị thi công thì phải liên đới chịu trách nhiệm.

Việc bồi thường thiệt hại như thế nào?

Khoản 1, Điều 3, Thông tư 03/2018/TT-BXD quy định như sau:

1. Việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Các thiệt hại sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại thì một bên có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu không đồng ý với mức bồi thường.

Các thiệt hại sẽ bao gồm các khoản như thiệt hại về tài sản hoặc người (nếu có).

Thiệt hại về tài sản sẽ bao gồm một số khoản như tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại…

Trong trường hợp có gây ra thiệt hại về người thì phải chịu các chi phí bồi thường cho thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng bị xâm phạm.

Đây là hai bản án về bồi thường thiệt hại liên quan đến việc xây dựng nhà ở ảnh hưởng đến nhà lân cận, mọi người cùng đọc để biết thêm những khoản chi phí nào sẽ được coi là hợp lý khi yêu cầu bồi thường.

Bản án 47/2018/DS-ST ngày 27/08/2018 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do xây dựng liền kề.

Tháo dỡ tole chống thấm giữa hai nhà đã có trước đó, gây thấm nước vào nhà, gây bể 01 mảng bê tông của ban công bên bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Bản án 07/2018/DS-PT ngày 06/03/2018 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xây dựng nhà làm lún nứt

  •  4069
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…