DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vỡ nang hoàng thể, có được chi trả bảo hiểm thân thể?

Vỡ nang hoàng thể, có được chi trả bảo hiểm thân thể?
Trên đây chỉ là một trong nhiều câu hỏi, khi người đóng bảo hiểm bị tai nạn, thương tật thắc mắc cần giải đáp, Sao việt xin chia sẻ 1 tình huống để các bạn tham khảo:
 
Câu hỏí
Năm 2009, em có phải nhập viện cấp cứu do vỡ nang hoàng thể và phải mổ. Trong quá trình nhập viện, gia đình em có đóng đầy đủ viện phí, còn thừa thiếu hay bảo hiểm như thế nào thì sẽ tính sau. Lúc đó em được biết người đóng bảo hiểm thân thể liên tục 2 năm thì khi nhập viện và phải phẫu thuật thì sẽ được nhận 1 số tiền, nhưng cụ thể là bao nhiêu thì không biết, trong thời gian từ 2006 đến thời điểm em nhập viện thì năm nào em cũng đóng bảo hiểm thân thể, nhưng ko mua bảo hiểm y tế. Khi xuất viện, gia đình em nộp hồ sơ bệnh án lên trường nơi em học là bộ phận quản lý hồ sơ bảo hiểm thân thể thì được nhận câu trả lời là “việc cấp cứu mổ do vỡ nang hoàng thể” không có trong danh mục những bệnh mà bảo hiểm thân thể chi trả nên em không được nhận một mức bồi hoàn nào. Do đó, em muốn hỏi trong trường hợp này bộ phận quản lý hồ sơ bảo hiểm thân thể của trường em trả lời như vậy là đúng hay là sai? 
 
Câu trả lời 
Căn cứ luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010:
 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người (khoản 1 điều 31)
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Như  bạn nói, bạn bị nhà trường từ chối chi trả bao hiểm  khi cấp cứu vỡ nang hoàng  thể, căn cứ khoản 1 điều 31 luật  KDBH 2006 thì sức khỏe cũng thuộc đối tượng được bảo hiểm và khi giao kết hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi rõ điều khoản  loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và giải thích rõ cho người mua bảo hiểm.  Trường hợp của bạn không rơi vào trường hợp không trả tiền bảo hiểm theo điều 39; Do vậy, bệnh của bạn có được thanh toán hay không cần xem điều khoản loại trừ ghi trong hợp đồng bảo hiểm. bạn cần xem lại điều khoản này để biết nhà trường trả lời có đúng hay không.
 
Trân trọng!
  •  8923
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…