DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Việc khó của các Bộ trưởng

Lâu nay tôi vẫn nghĩ, bài toán khó với Bộ trưởng chính là làm sao để lĩnh vực mà Bộ, ngành mình quản lý phát triển vuợt bậc hay là làm thay đổi diện mạo đất nước nhưng thật bất ngờ khi mà công việc khó nhất của các Bộ trưởng lại là:  Phân công thứ trưởng đi họp. (Đây là phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh  nay được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc lại với sự thấm thía sâu sắc).

Phát biểu này ngay lập tức gây ra xôn xao: Người nhẹ nhàng thì bảo không biết nói gì hơn; người gay gắt thì nói  “Chỉ có phân công đi họp mà bộ trưởng không làm được thì liệu có xứng đáng làm Bộ trưởng không? Người lãnh đạo đứng đầu một ngành mà không giải quyết nổi việc đó thì làm được gì nữa?”.

Bộ trưởng nói có lý

Kệ người ta nói gì thì nói, riêng tôi thì lại cho rằng: Bộ trưởng nói thẳng nói thật và nói như vậy là đúng, chẳng có gì sai.

Lấy ví dụ thực tế nhé: Bộ Kế hoạch - Đầu tư  hiện có 5 thứ trưởng, trung bình có 30 cuộc họp/tuần phải dự, đỉnh điểm có tới 40 cuộc họp thì nhẩm tính cũng biết Bộ trưởng phải ba đầu sáu tay mới phân công nổi.

Tôi nghĩ điều mà chúng ta cần nhìn nhận ở đây đó là: cơ cấu và cách vận hành bộ máy hành chính ở nước ta . Tôi không phải lãnh đạo, chưa từng được đi để biết về nội dung các cuộc họp nhưng đứng dưới góc độ là một công dân tôi được phép đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao lãnh đạo họp lắm thế mà kết quả chỉ đạo vẫn có rất nhiều sai sót và không hiệu quả? Chẳng thế mà chúng ta có Formosa, có cảnh tượng xe bay nhà bay trong cơn bão số 1 khi mà dự báo thì ở trên trời mà cuộc đời thì ở dưới đất…

Câu trả lời nào cho vấn đề trên?

Họp nhiều nên không có thời gian đi thực tế

Trong khi định hướng giáo dục là học đi đôi với hành thì cách thức vận hành bộ máy lại chỉ có họp hành mà ít có thực tế. Dẫn chứng là một tuần mà họp tới 40 cuộc thì lấy thời gian đâu để đi thị sát thực tế, chẳng kể có những cuộc họp lãnh đạo phải lên rừng xuống biển như trường hợp họp tăng lương vừa rồi. Nếu không có thực tế thì làm sao có thể chỉ đạo sát sườn để mà có cái gọi là “hiệu quả”. Cơ chế cấp dưới báo cáo cho cấp trên tình hình thực tế không thực sự hiệu quả khi mà chẳng mấy ai lại đem cái xấu của địa bàn mình quản lý ra báo cáo để rồi được nhắc nhở, khiển trách, ảnh hưởng tới sự thăng tiến.

Cũng trong cơn bão số 3 vừa qua, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo các bộ, ngành  dừng mọi cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão. Tôi thầm nghĩ: À thì ra chúng ta đã và đang tổ chức những cuộc họp không cần thiết. Đã không cần thiết thì thật không biết mục đích của các cuộc hợp đó là gì? Bàn ra, bàn vào, nâng lên, đặt xuống để rồi ví như trường hợp: sau 7 năm Nghị định kinh doanh đặt cược bóng đá vẫn chưa chính thức chào sân trong khi rất nhiều người quan tâm tới vấn đề này.

Bây giờ thì người ta đang hỏi nhau, trong tương lai, liệu còn có Formosa thứ hai không khi mà lãnh đạo chỉ đối mặt nhau trong phòng họp mà ít trực tiếp đối mặt với dân?

  •  2302
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…