DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Văn bản 01/GĐ-TANDTC năm 2018 giải đáp thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế

Hôm nay 05/01/2018, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Văn bản 01/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ, trong đó giải đáp các câu hỏi sau đây:

Về Dân sự

1. Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được chia như thế nào?

Về Tố tụng dân sự:

2. Trường hợp vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản là nhà, đất mà các bên không thỏa thuận đựơc giá trị di sản, mặc dù đã được Tòa án giải thích nhưng nguyên đơn và bị đơn đều khẳng định không yêu cầu đo đạc, định giá tài sản thì Tòa án giải quyết như thế nào? 

3. Trường hợp nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá tài sản nhưng khi có kết luận giám định, kết quả định giá tài sản thì chi phí giám định, chi phí định giá tài sản cao hơn số tiền tạm ứng và Tòa án có yêu cầu nguyên đơn nộp đơn bổ sung nhưng nguyên đơn không thực hiện thì Tòa án có căn cứ vào Điểm đ khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để đình chỉ giải quyết vụ án không?

4. Khoản 1 Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định "Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự". Vậy đến ngày thứ 09, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến, Thẩm phán mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tục do chậm ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không?

5. Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, sau khi hòa giải vợ chồng thống nhất đoàn tụ nhưng không rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định hòa giải thành hay ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án?

6. Trong vụ án có nhiều đương sự, nếu có một đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị không tiến hành hòa giải thì có thuộc trường hợp vụ án dân sự không hòa giải đựơc theo quy định tại Khoản 4 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không?

7. Vụ án dân sự đang tạm đình chỉ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án để đình chỉ đối với yêu cầu đã rút hay chờ đến khi lý do tạm đình chỉ vụ án không còn mới giải quyết trong cùng vụ án và ghi rõ trong phần nhận định của bản án về việc rút yêu cầu đó?

8. Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu thì trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu như thế nào? Đương sự phải làm lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập và có phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung đó không?

9. Trong vụ án ly hôn, vợ chồng có con từ đủ 07 tuổi trở lên nhưng không biết địa chỉ cư trú của con ở đâu nên Tòa án không lấy được lời khai của con. Trường hợp vợ chồng đều muốn nuôi con thì phải giải quyết như thế nào? Tòa án có quyền chuyển giao con cho một bên đương sự nuôi mà không cần hỏi ý kiến của con được không?

Mời các bạn xem chi tiết giải đáp tại Văn bản 01/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ tại file đính kèm.

  •  35246
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…