DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vài nét về luật trưng cầu dân ý đầu tiên tại Việt Nam

Những vấn đề cần biết về luật trưng cầu dân ý năm 2015 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/07/2016

Trưng cầu dân ý được hiểu là việc công dân bỏ phiếu tán thành hay không tán thành một vấn đề cụ thể của đất nước. Vấn đề tham khảo ý kiến của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước đã được đề cập tại nước ta từ hiến pháp đầu tiên là hiến pháp năm 1946. Theo đó, hiến pháp quy định :  “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia” và Điều 32 qui định: "Những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba số nghị viên đồng ý”.

hiến pháp năm 1959 đã đưa thuật ngữ “trưng cầu dân ý” vào hiến pháp. Cụ thể quy định tại Điều 53 là ủy ban thường vụ Quốc Hội có quyền ra quyết định trưng cầu ý kiến của nhân dân.Đến hiến pháp năm 1980 được quy định tại Điều 100 (do hội đồng nhà nước quyết định), hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 53 và Điều 84 (do Quốc hội quyết định). Và đến Hiến pháp hiện hành của nước ta đã được quy đinh tại Điều 29 như sau : “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

Như vậy, vấn đề về trưng cầu ý dân đã được đưa ra từ rất lâu, tuy nhiên việc cụ thể hóa nó thì đã qua một khoảng thời gian dài mà vẫn chưa làm được vì nhiều yếu tố khách quan khác nhau, trong đo vấn đề về kiến thức pháp luật của công dân là vấn đề đáng được lưu tâm. Và hiện nay, lần đầu tiên, nước ta đã cụ thể hóa quy định đó thông qua một đạo luật mới là luật trưng cầu ý dân 2015.

Theo đó, chủ thể có quyền được thực hiện trưng cầu dân ý là công dân nước CHXHXNVN và đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp  Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri).

Các vấn đề được trưng cầu dân ý được quy định như sau: “Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:

1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;

2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;

3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;

4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.”

Quốc hội sẽ là cơ quan xem xét việc trưng cầu dân ý

Xét thấy, việc ban hành luật trưng cầu dân ý là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, một phần cụ thể hóa các quy định trước đó trong hiến pháp, một phần đáp ứng được các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nâng cao quyền công dân trong công cuộc xây dựng đất nước.

 

 

 

  •  3357
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…