DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Uống rượu là nét đẹp văn hóa Việt

 

Không biết rượu có từ bao giờ nhưng đã đi vào đời sống và thơ ca của ông cha ta ngàn đời nay. Lễ hội, đám cỗ, tiệc cưới, tiếp khách… không thể thiếu rượu và nó được xem là nguồn truyền hứng góp phần xích mọi người lại gần với nhau hơn. Bởi vậy, việc uống rượu được xem là nét đẹp của văn hóa Việt.

 

Dân gian có câu “Đán nhật thanh tâm trà ngũ trản, ngọ thời thích chí tửu tam bôi”, nghĩa là buổi sáng uống năm chén trà thấy lòng thanh thản, buổi trưa uống ba chén rượu thấy thích chí.

 

Quả thật “vạn sự tồn tại trên đời đều hữu ích”, theo khoa học thì uống một lượng rượu vừa phải sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa; rượu được ngâm với các loại dược phẩm còn có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể.

 

Nhưng điều gì cũng có hai mặt, việc sử dụng đúng cách thì rượu là nét đẹp văn hóa Việt, nhưng lạm dụng thì nó trở thành tai hại, là vết đen nhơ nhuốc cho văn hóa. Thực tiễn nước nhà hiện nay là nhiều kẻ uống rượu nhưng hiếm người biết cách dùng. Nên tác hại từ việc uống rượu quá mức là gây ra các vụ tai nạn thương tâm, sự xô xát cải vã nảy sinh, và những cái chết nhói lòng từ con ma men gây ra.

 

Thậm chí trong thời gian gần đây lại xuất hiện hàng loạt vụ việc về rượu từ đội ngủ cán bộ, công chức. Có thể đương cử như: Phó giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn tại Quận 1, TP.HCM vào ngày 30/3. Phó chủ tịch huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bà Cụt Thị Nguyệt nhiều lần nhậu xay xỉn, gây phản cảm cho dư luật xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào lãnh đạo cấp cơ sở. Nhiều địa phương xảy ra trường hợp cán bộ xã đi ăn sáng từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, đến lúc về trụ sở thì toàn mùi men và ngủ mãi đến chiều, ăn lương nhà nước nhưng không chịu phục vụ dân.

 

Ngoài những vụ việc nêu trên thì dư luận còn xôn xao lên những câu chuyện: tửu lượng cũng là một trong những tiêu chuẩn để thăng chức, người nào đô cao thì dễ dàng được cất nhắc lên vị trí cao. Một bộ phận cán bộ, công chức thì càng ngày nhậu càng nhiều, càng bê tha. Và câu hỏi lớn được đặt ra: Tiền đâu mà các bác ấy nhậu lắm thế?

 

Từ những sự việc nêu trên, thì Đảng, Nhà nuớc, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cần vào cuộc để chấn chỉnh vệt đen đang làm nhơ nhuốc văn hóa rượu của nước nhà. Cần ban hành tiêu chuẩn uống rượu như thế nào, định mức rượu khi tiếp khách, và các chế tài khi vi phạm. Có như thế mới răn đe được những ai lạm dụng rượu. Thậm chí, Bộ luật Hình sự nên “tặng” một tội danh cho hành vi uống rượu quá mức gây hậu quả nghiêm trọng… Cần hơn nữa sự quan tâm của Nhà nước trong văn hóa uống rượu Việt Nam. Đừng để văn hóa trở nên trơ trẽn chỉ vì sự làm ngơ và thờ ơ của cấp có thẩm quyền.

 

Lời kết: Uống rượu là nét đẹp văn hóa Việt ngàn đời nay, vì vậy cần phải bảo vệ và phát huy, trước hết bằng sự quan tâm từ phía Nhà nước trong việc ban hành văn bản pháp quy để điều chỉnh vấn đề này.

  •  28509
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…