DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

UBND HUYỆN TĨNH GIA - LÀM LÃNH ĐẠO ĐÃ SAI PHẠM KHÔNG NÊN CƠ CẤU TÁI LÃNH ĐẠO

Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa: Giải quyết tranh chấp ngõ đi trái luật

Nguồn gốc sử dụng đất

Đơn của Trung tá, CCB  Đỗ Công Chan, 75 tuổi nghỉ hưu tại thôn Đoan Hùng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trình bày: Gia đình ông sử dụng thửa đất ở có nguồn gốc từ thập kỉ 40 thế kỉ trước, là đất hương hỏa. Trước năm 1954, bố mẹ ông cho gia đình chú (em trai bố) là Đỗ Công Luân, vợ là Hoàng Thị Sự thửa đất ở giáp nhà. Phía Bắc giáp vườn nhà ông Nguyễn Văn Dong, phía Tây giáp vườn nhà ông Nguyễn Văn Dểnh, phía Đông giáp vườn nhà ông Lê Công Hải, phía Nam giáp vườn nhà bố mẹ, lối ngõ ra đường làng giáp vườn nhà ông Lê Công Hải. Trong cải cách ruộng đất, bố mẹ ông bị quy sai là địa chủ, gia đình phải ở nhờ nhà vợ chồng chú Đỗ Công Luân. Sau sửa sai, gia đình được trả lại căn nhà cũ, còn thửa đất ở của gia đình ông Đỗ Công Luân bị trưng thu giao cho ông Nguyễn Văn Quỳnh.

Sau này gia đình ông mở lối ngõ đi giáp vườn nhà bà Nguyễn Thị Ngồng để thuận tiện ra giếng đình. Ông Nguyễn Văn Quỳnh thấy ngõ mới mở thuận tiện việc đi lại nên sang xin đi nhờ (nhân chứng là bà Hoàng Thị Sự). Năm 1995, ông Nguyễn Văn Quỳnh (bố anh Tôn) thắt cổ chết, bà Hồ Thị Tửu (mẹ anh Tôn) về ở cùng vợ chồng anh, nên vườn nhà bỏ hoang, anh Tôn tự rào lối đi, hằng năm chỉ đến thăm vườn 1 – 2 lần. Năm 1997 đo vẽ bản đồ, thửa đất nhà ông Quỳnh mang số 30, thửa đất nhà anh Đỗ Công Chiến (con trai ông Đỗ Công Chan) mang số 44, thể hiện có lối đi chung hai gia đình ra đường làng.

Nguyên nhân của sự tranh chấp ngõ đi…

Năm 2011, anh Đỗ Văn Cả mua thửa đất số 30 của ông Quỳnh và phá tường thông qua vườn nhà anh Cả. Từ năm 1995, anh Tôn không sử dụng ngõ đi chung, ông Quỳnh là người xin đi nhờ ngõ cũng đã chết, do đó việc gia đình ông Quỳnh đi nhờ ngõ đã chấm dứt. Thửa đất số 44 của anh Đỗ Công Chiến đã được cấp GCNQSDĐ năm 1994, mang tên cụ Đỗ Công Chanh (ông nội anh Chiến). Năm 2011, anh Đỗ Công Chiến xây tường bịt lối ngõ cũ, mở ngõ mới phù hợp hướng của nhà, thuận tiện cho việc sinh hoạt. Sự việc tranh chấp ngõ đi bắt đầu khi anh Tôn bán đất cho anh Cả. Dư luận cho rằng, anh Cả  trả tiền đất và giữ lại hơn 100 triệu đồng yêu cầu anh Tôn phải đòi lại ngõ đi mới trả nốt. Vì vậy, anh Tôn mới gửi đơn khiếu nại lên UBND xã Hải Bình yêu cầu giải quyết tranh chấp ngõ đi chung.

   Giải quyết tranh chấp   ngõ đi có trái luật?

 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì gửi đơn đến UBND xã. UBND xã có trách nhiệm phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ để hòa giải. Kết quả phải lập biên bản có chữ kí của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, chuyển đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, UBND xã không hướng dẫn hai gia đình tự hòa giải, mà dùng ý chí của chính quyền, áp lực của các tổ chức ép buộc gia đình ông Đỗ Công Chan. Hội nghị ngày 23/5/2012 không có biên bản cũng như có chữ kí của các bên tranh chấp, xác nhận của UBND xã giao cho các đương sự và gửi cấp trên có thẩm quyền, bịt đường khiếu nại của ông Chan theo luật định. Anh Chiến xây bịt ngõ năm từ 2011, ba năm sau ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hải Bình mới kí Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 03, mức phạt 2.000.000 đồng. Đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia ban hành Quyết định số 1785/QĐ-UBND ngày 15/4/2014, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với anh Đỗ Công Chiến.

Hội nghị giải quyết kiến nghị của ông Đỗ Công Chan kết luận gượng gạo, gò ép, không tuân thủ pháp luật. Rõ ràng trong bản đồ đo vẽ năm 1997 thể hiện ngõ đi chung từ đường của thôn, qua đất gia đình anh Chiến vào đến vườn nhà anh Tôn chỉ có hai gia đình sử dụng. Vậy mà lại kết luận là đất giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Quốc Tuấn còn tuyên bố sẽ tổ chức đấu thầu ngõ này xã thu tiền, ưu tiên gia đình ông Chan nhận thầu trước. Đáng buồn, tại cuộc họp, biên bản không ghi ngày, tháng, năm có mặt ông Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện cũng nhầm ngõ chung của hai hộ là đất đường giao thông nông thôn. Biên bản hội nghị không có chữ kí của ông Khương Anh Dũng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia, chắc ông Dũng nhìn thấy sự lắt léo trái luật nên không kí?

Điều 34, Luật Khiếu nại 2011 quy định, người giải quyết khiếu nại lần đầu là Chủ tịch UBND huyện, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Thế nhưng, ngày 3/6/2014, Phòng Tư pháp huyện lại tham mưu cho ông Hoàng Văn Phú, Chánh Văn phòng UBND huyện ban hành Công văn số 742/UBND-TP trả lời đơn kiến nghị của ông Đỗ Công Chan, cắt quyền khiếu nại hợp pháp của gia đình ông. Thiết nghĩ, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia nên chấn chỉnh trình tự giải quyết khiếu nại tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Chan đúng quy định của pháp luật.

Trông hình ảnh cũng đủ thấy có dấu hiệu cướp tài sản tại UBND xã Hải Bình (Vụ việc này sẩy ra giữa công an xã Hải Bình đối với một phụ nữ. Hiện đang quy trình chuẩn bị hồ sơ công khai để người có thẩm quyền ở nơi đây tâm phục, khẩu phục trước thềm bầu cử 2015)

Từ các thực tế ở địa phương này thể hiện rõ: trên nhiều không nghiêm, dưới đầy bất minh. Huyện làm đúng, xã đâu dám làm càn. Không thể có chuyện một người làm lãnh đạo có thâm niên, sai phạm không ít. Thậm chí đã từng bị kỷ luật theo kiểu kiểm điểm của nhà nước thời nay mà lại không hiểu Luật là không đúng. Chắc chắn đây chỉ là sự nhờn luật (coi thường Pháp Luật), làm lãnh đạo mà cứ làm bừa thành cày là điều không nên./.

Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan Thanh Hóa


Zing Blog

 

 

  •  5652
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…