DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ Văn hóa giao thông tới Pháp luật

Số là vầy: sáng nay trên đường đi làm đến chỗ gần đường Hiệp Bình, trong lúc kẹt xe nhẹ riêng phần đường phía bên này chỉ có đúng 03 làn đường thôi mà xe con đã chiếm mất 02 làn, còn lại 01 làn là xe buýt, vỉa hè thì một đoàn xe ngược chiều nữa. Mình không biết chạy chỗ nào luôn, thế là theo đuôi chiếc xe buýt mà hem nhớ số mấy nữa. Chuyện cũng không có gì, nếu như không có tuyến xe buýt số 19 lao tới bóp kèn inh ỏi, khiến mình giật mình và hoảng loạn thì đâu có câu chuyện này. Mình đang tìm hướng chạy vào lề, ai dè chiếc xe buýt số 19 lao tới bóp kèn tới tấp chưa kịp định hướng nữa, đến khi vào được lề thì tài xế mở cửa ló đầu ra chưởi bới và còn bảo “ mày có tin tao cán mày không” nữa.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh xe buýt số 19 hcm

     Xét về phương diện ngôn từ,  việc chưởi bới đó có phần xúc phạm đến mình, nhưng chưa đến nỗi phải đến mức nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của mình với tính chất là hạ thấp nhân cách, đồng thời làm cho mình cảm thấy xấu hổ và nhục nhã trước mặt người khác; mặc dù lúc đó cũng có nhiều người chú ý. Vì vậy, chưa thể quy kết việc chưởi bới của người tài xế vào “Tội làm nhục người khác” theo Điều 115 BLHS 2015 (có hiệu lực vào 01/01/2018). Tuy nhiên, ở câu nói thứ hai thì cần phải xem xét lại; bởi lẽ:

     Thứ nhất, câu nói “Mày có tin tao cán mày không” thể hiện sự đe dọa đến tính mạng của người khác của người tài xế, có 02 trường hợp xảy ra trong tình huống này:

     Một là, có thể người tài xế chỉ tức giận mà vô ý nói vậy, trường hợp này không phải bàn cãi

      Hai là, có thể vì lúc đó có nhiều xe qua lại người tài xế không thể thực hiện được hành vi theo lời nói nên hành động mở cửa xe để chưởi là nhằm đe dọa người khác.

Điều 133 BLHS 2015 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2018) quy định về “Tội đe dọa giết người“ thì “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết). việc đe dọa này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).

+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.

Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:

– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.

– Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.

– Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.

– Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Như vậy, đối với tội này thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện lời đe doạ giết. 

 

Tóm lại, sự việc chỉ là chuyện thông thường trong xã hội thôi. Nhưng nếu ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người như hiện nay thì thật đáng báo động. 

 

ps: hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa thôi nhé!

  •  5693
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…