DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ vấn đề cấm nhập cư đến rào cản quyền lực đối với Tổng thống Donald Trump

Dẫn tin từ Nhà Trắng ngày 27/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ban hành Sắc lệnh về việc dừng chương trình người tị nạn trong 120 ngày và cấm nhập cư đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo bao gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria. Sắc lệnh này được ông Trump xem như là một bước đầu trong việc ngăn chặn thành phần khủng bố Hồi giáo cực đoan.

 

Bên cạnh những ủng hộ, Sắc lệnh cấm nhập cư do Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải những phản đối kịch liệt từ phía công dân 7 quốc gia Hồi giáo trên, các nước trên thế giới và đặc biệt là những tập đoàn hàng đầu của Mỹ với nguồn nhân tài chính được tuyển dụng từ phía người nhập cư. Chiều ngày 7/2/2017, tòa án phúc thẩm liên bang khu vực 9 (ở San Francisco, Mỹ) sau phiên tranh luận đầu, đã quyết định tạm đình chỉ Sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tạo nên cuộc “đối đầu” gay gắt về việc thực thi hay không Sắc lệnh nhập cư.

 

Vậy đâu là lý do khiến Tổng thống Mỹ - người giữ quyền hành rất lớn trong bộ máy nhà nước lại không được tự ý hành động như vậy? Lý giải cho vấn đề này, chúng ta hãy xoay quanh vấn đề về hệ thống tam quyền phân lập tại Mỹ. Ba nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước của Mỹ bao gồm quyền lập pháp do Quốc Hội nắm giữa (bao gồm Thượng viện và Hạ viện), Tổng thống sẽ giữ quyền hành pháp và quyền tư pháp sẽ giao cho Tòa án tối cao và các cấp Tòa án khác. Theo quy định tại Mục 8, Điều 1 Hiến pháp Mỹ, Tổng thống có quyền thực thi luật pháp về nhập cư do Quốc hội ban hành. Trong Đạo luật về Quốc tịch và Nhập cư 1952 của Mỹ cũng quy định rằng Tổng thống có quyền cấm nhập cư đối với bất kỳ đối tượng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho lợi ích nước nhà.

 

Cau-tao-nha-nuoc-my.jpg

Nguồn ảnh: Vnexpress

Quyền lực của Tổng thống đối với vấn đề nhập cư ở Mỹ là rất lớn. Tuy nhiên quyền lực của Tổng thống chỉ thực sự lớn khi hành động trên nền tảng quyền lực mà Quốc hội trao cho và không vấp phải sự phản đối từ nhánh quyền lực thứ ba là Tòa án - chủ thể nắm quyền tư pháp, độc lập với hai nhánh còn lại và cả với nhân dân, có quyền tuyên bố các luật vi hiến. Đối với Sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump, Tòa án có thể xem xét, nếu xét thấy Sắc lệnh này vi phạm quy định của Hiến pháp đối với vấn đề về hành vi cấm phân biệt tôn giáo, ngăn chặn sự tự do tính ngưỡng thì Tòa án có quyền ngăn chặn đối với Sắc lệnh này. Bởi Tòa án tối cao ở Mỹ được trao cho quyền tuyên bố những hành động vi hiến của Chính Phủ cũng như những luật được xem là vi hiến của Quốc Hội.

Mục đích trong việc xây dựng mô hình tam quyền phân lập trong hệ thống bộ máy nhà nước của Hoa Kỳ là vừa để chuyên môn hóa chức năng của từng nhánh, tăng cường hiệu quả xây dựng và quản lý nhà nước, vừa tạo nên tính cân bằng quyền lực, không để một nhánh quyền lực nào tự ý hành động, lạm quyền gây ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Chính sách cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Dolnald Trump liệu sẽ được thông qua hay sẽ bị đình chỉ đến vô thời hạn?

  •  9923
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…