DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Truyền thuyết An Dương Vương liên hệ với pháp luật ngày nay

Chuyện kể rằng, cách đây hơn 2.200 năm... An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương và trọng trách chống ngoại xâm bảo vệ giang sơn được đặt lên hàng đầu trước sự đe dọa của đế chế phương Bắc.

Thục phán An Dương Vương đã tiến hành dời đô từ Nghĩa Linh - Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) về vùng đồng bằng Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội). Việc dời từ vùng địa hình đồi núi (dễ thủ, khó công) sang với vùng địa hình đồng bằng (dễ công - khó thủ), buộc lòng An Dương Vương phải bắt tay ngay vào việc xây thành lũy để tạo thế phòng thủ cho kinh thành.

Tuy nhiên, trong quá trình xây thành gặp nhiều khó khăn, người ta kể rằng cứ ngày xây thì đêm lại đổ. Thời ấy người ta nghi rằng là do... ma. Nhưng cũng với sự việc, hiện tượng đó, ngày nay người ta sẽ nghĩ ngay đến những trường hợp như:

- Xây dựng không tuân thủ theo các quy chuẩn xây dựng do Bộ xây dựng ban hành.

- Công nghệ xây dựng lạc hậu.

- Đơn thi công bớt xén, công nhân rút ruột công trình... (có thể quy vào tội Tham ô tài sản, tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự)

Trong lúc khó khăn, An Dương Vương đã được nhà đầu tư nước ngoài (Rùa Vàng) giúp đỡ về mặt kỹ thuật theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP) theo quy định của Luật đầu tư. Không lâu sau, tòa thành của An Dương Vương đã được hoàn thiện. Sau khi hoàn thành xong hợp đồng PPP, nhà đầu tư quyết định rút lui khỏi Âu Lạc. Trước khi rời Âu Lạc, Rùa Vàng có giao lại cho Cao Lỗ, đại học sỹ thời bấy giờ một chiếc lẫy thần để giúp An Dương Vương chế tạo siêu vũ khí chống lại quân xâm lược, theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng.

Quả đúng như vậy, siêu vũ khí nỏ thần được xem như là vũ khí đi trước thời đại giúp quân dân Âu Lạc đẩy lùi nhiều đợt tập kích của quân Triệu Đà. Sau nhiều lần chiến thắng, vì quá tự tin vào sự vô đối của nỏ thần, An Dương Vương tỏ ra chủ quan khinh địch. Vì quá cả tin, ông đã gả con gái của mình là Mỵ Châu cho Trọng Thủy (là người của phương Bắc), hai người làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định kết hôn với người nước ngoài tại Sở tư pháp địa phương theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình.

Sau một thời gian ở rể. Trọng Thủy đã lấy được lòng tin của An Dương Vương và Mỵ Châu. Trọng Thủy đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Bộ luật hình sự, anh ta đã lấy cắp nỏ thần và đi về phương bắc. Trước khi đi, còn dụ dỗ Mỵ Châu, sau này có đem quân sang đánh, có bỏ chạy thì hãy tìm cách đánh dấu cho Trọng Thủy biết mà tìm. Vì tin yêu chồng nên Mỵ Châu đã đồng ý.

Và hậu quả xảy ra ngay tức thì sau đó, Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc một lần nữa. Lần này, An Dương Vương đã bại trận, cùng con gái phi ngựa bỏ thành chạy trốn sự truy sát của quân giặc. Mỵ Châu ngồi sau lưng ngựa đã rãi lông ngỗng từ áo choàng của mình để ra hiệu cho Trọng Thủy. Thực chất, Mỵ Châu không có ý hại cha mình, nhưng vì tình yêu mù quáng, quá tin Trọng Thủy nên mới sinh ra họa diệt thân. Đó là còn chưa kể, nếu còn sống có thể bị quy vào tội phản bội tổ quốc theo luật hình sự.

Sau khi bị truy sát đến đường cùng, Rùa Vàng hiện lên và báo cho An Dương Vương biết rằng, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua. Ông liền rút kiếm giết chết con gái mình và tự vẫn...

Bài học lịch sử rút ra, khi làm bất cứ điều gì, từ những chuyện gia đình đến đại sự quốc gia, đều phải đặt mình ở tâm thế tỉnh táo và thượng tôn pháp luật. Thương tôn pháp luật, bảo vệ được bản thân, bảo vệ được gia đình, bảo vệ được giang sơn, bảo vệ được nền hòa bình của nhân loại.

 

  •  13644
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…