DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trung Quốc sẽ thất bại - Đó là điều chắc chắn

 

1.Sơ lược về tầm quan trọng của Biển Đông

       Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10/2002. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.

        Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới. Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia). Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hoá của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua. Ba eo biển thuộc chủ quyền của lndonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hoá giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn. Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

        Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước Châu Á. Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la). Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới (Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, thực hiện, dự thảo tháng 5/2005).

2. Biển Đông trong mắt các nước lớn

2.1. Mỹ

        Đối với Mỹ, Biển Đông là một khâu trong tuyến vận chuyển đường biển quốc tế quan trọng: ba trong mười tuyến đường vận chuyển biển của Mỹ đi qua khu vực Tây Thái Bình Dương và vùng eo biển Mallacca. Do đó, dù thời chiến hay thời bình, tuyến giao thông đường biển ở Tây Thái Bình Dương bao gồm cả Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược của Mỹ ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Ngoài ra, Biển Đông còn là mắt xích quan trọng trong phòng tuyến lớn mang tính chiến lược chạy từ vịnh Péc-xích, qua Biển Đông đến bán đảo Triều Tiên, là vùng hoạt động của hải quân (chủ yếu Hạm đội 7) và không  quân Mỹ giữa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Châu Á, Ấn Độ Dương và vùng vịnh Péc-xích. Mặc dù cách Biển Đông gần nửa vòng trái đất nhưng Mỹ đánh giá Biển Đông là con đường chiến lược để đi từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương để đến Trung Đông.

     Giá trị kinh tế của Biển Đông đối với Mỹ còn liên quan tới sự phát triển kinh tế năng động ở Châu Á - Thái Bình Dương khiến cho khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế của Mỹ. Trong thập kỷ 70 - 80 của thể kỷ 20, xuất khẩu của Mỹ sang khu vực này tăng hai lần so với xuất khẩu của Mỹ sang cộng đồng Châu Âu. Năm 1997, thương mại của Mỹ với Châu Á chiếm 35% tổng thương mại của Mỹ với thế giới, so với 24% với Châu Âu. Năm 1998, Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Mỹ ngoài Bắc Mỹ (166 tỷ/932 tỷ so với 150 tỷ xuất khẩu của Mỹ sang EU). Nếu đạt được mục tiêu tự do thương mại và đầu tư trong APEC vào 2020, thì xuất khẩu của Mỹ sẽ tăng hàng năm vào khoảng 27%, tương đương 50 tỷ USD.

2.2 Nhật Bản

         Biển Đông có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại quốc tế và an ninh kinh tế của Nhật Bản, hơn 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Nhật đi qua Biển Đông, cũng khoảng 90% lượng dầu lửa nhập khẩu của Nhật Bản là từ Trung Đông và Đông Nam Á. Hơn thế, các nước Đông Nam Á còn là nơi tập trung tới ½ kim ngạch buôn bán, 55% - 60% quỹ viện trợ ODA và khoảng 20% đầu tư trực tiếp của Nhật ra nước ngoài. Trường hợp nổ ra xung đột ở Biển Đông chắc chắn an ninh kinh tế của nước Nhật bị ảnh hưởng. Năm 1997, Nhật đã điều chỉnh, nâng cấp Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, mở rộng phạm vi phòng thủ ra ngoài lãnh hải của mình và công khai tuyên bố bảo vệ tuyến đường vận tải biển dài 1.000 hải lý từ lãnh hải của Nhật tới Biển Đông.

2.3 Nga

          Về mặt địa lý, Biển Đông không tiếp giáp lãnh thổ của Nga nhưng trên bình diện địa - chính trị, Nga lại có các lợi ích chiến lược về quân sự, kinh tế ràng buộc ở đây, thể hiện qua các hoạt động khai thác dầu khí cũng như hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học biển của Liên bang Xô viết trước đây và của Nga ngày nay. Bên cạnh đó, xuất phát từ lợi ích dân tộc và lợi ích chiến lược của Nga ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cũng như trên Biển Đông, Nga cũng muốn phát huy vai trò của mình cũng như thụ hưởng các lợi ích kinh tế ở khu vực này.

2.4 Ấn Độ

          Ấn Độ là một quốc gia lớn ở khu vực Nam Á, đang vươn lên trở thành một cường quốc thế giới, đang rất quan tâm đến các vấn đề về Biển Đông cũng như quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Về kinh tế, Ấn Độ đang tìm một con đường hàng hải khác (dự án kênh Kra) đến Biển Đông thay vì phải đi qua eo biển Malacca. Về an ninh chính trị, Ấn Độ đang mong muốn trở thành cường quốc quân sự toàn cầu, mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của mình ra ngoài khuôn khổ Ấn Độ Dương và từng bước tiến vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và cụ thể hoá “chiến lược hướng Đông” của mình. Mặt khác, các nước khu vực Biển Đông cũng cần công nghệ tiên tiến của Ấn Độ để tăng cường năng lực quốc phòng, đặc biệt trong việc quản lý tốt hơn vùng biển của mình.

3.Số phận biển Đông

            Với tầm quan trọng của biển Đông như thế, nếu Trung Quốc vẫn nuôi dưỡng âm mưu bành trướng, với ý đồ chiếm Hoàng Sa, Trường Sa nhằm làm bàn đạp thâu tóm biển Đông sẽ là điều không tưởng. Bởi rằng, một ai có được biển Đông thì cả thế giới này sẽ phụ thuộc vào họ rất lớn, nên Thế giới sẽ không bao giờ nương tay cho bất kỳ ai hòng chiếm lấy biển Đông. Nếu Trung Quốc không khôn khéo về vấn đề nhạy cảm này thì nguy cơ trở thành kẻ thù chung của Thế giới là câu chuyện tất yếu.

            Liệu Trung Quốc có tìm được liên minh để thực hiện việc bành trướng của mình hay không? Câu trả lời là có thể, nhưng những nước nằm trong khối liên minh của Trung Quốc sẽ không có sức mạnh đủ lớn để giành lấy biển Đông. Bởi thể chế Chính trị của Trung Quốc và Mỹ là không thể “đồng cảm” để trở thành liên minh. Tuy Nga từng là khối xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc, trên chính trường quốc tế hiện nay Nga và Trung Quốc thường có quan điểm giống nhau để đối kháng lại Mỹ, Pháp, Anh nhưng việc tranh chấp biên giới quốc gia của Trung Quốc và Nga vẫn diễn ra như “cơm bữa”. Thật sự, Trung Quốc chẳng có quan điểm thẳng thắn như Nga, chỉ là cái bóng núm sau Nga, đương cử về tình hình Lypia hay Siary, đợi Nga nói Trung Quốc mới dám nói theo. Rõ ràng, trong mắt người Nga chẳng tôn trọng Trung Quốc đâu, mà chỉ coi Trung Quốc như đứa bạn bất đắc dĩ để tạo sức mạnh đối kháng với Mỹ và Phương Tây.

            Thực sự trật tự thế giới hai cực Ianta đã tan rã ngay lúc Liên Xô sụp đỗ, nhưng trật tự thế giới mới “ba cực” đang được định hình. Một cực là Mỹ và Phương Tây; cực thứ hai là Nga và các nước bạn bè; cực thứ ba là Trung Quốc, Triều Tiên và các nước bị lôi kéo. Với trật tự thế giới này thì khó có khả năng cực nào giành được biển Đông.

            Kết luận: Trung Quốc vẫn tiếp tục ý đồ bành trướng, tham vọng chiếm lấy biển Đông, thì có thể thế chiến thứ III sẽ xảy ra. Khi đó Trung Quốc sẽ là nước thất bại, là tội đồ của thế giới. Và trật tự thế giới một lần nữa sẽ được chia lại.

Thanh Hữu (21/08/2012)

  •  16583
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…