DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?

Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn về tài chính. Không ít các phát sinh vấn đề trong quá trình làm việc có thể diễn ra, điển hình như việc bị sếp phân công đi công tác tỉnh trong thời điểm này thì người lao động có quyền từ chối không?

Theo chỉ thị 16/CT-TTg sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh,…

Ngày 3/4/2020 Văn phòng Chính phủ có văn bản 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16 Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở  nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

Về nguyên tắc: Chỉ thị 16 không phải ngăn sông, cấm chợ” mà chỉ là hạn chế đi lại, tiếp xúc và có sự kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo vệ sinh phòng bệnh...

Những đối tượng được phép đi lại, làm việc vẫn được đi lại, làm việc bình thường.

Việc NSDLĐ buộc người lao động đi công tác tỉnh không sai về mặt nguyên tắc tuy nhiên phải căn cứ vào tình hình thực tế để giao nhiệm vụ nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động và thực hiện chỉ đạo của nhà nước.

Trường hợp này người lao động có thể trao đổi với người sử dụng lao động về vấn đề này có thể hoãn hoặc trao đổi qua công việc qua phương thức khác, trường hợp nếu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc có những quyết định, hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có thể gửi khiếu nại lần đầu đến công ty yêu cầu giải quyết khiếu nại. Nếu công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

Tại Hà Nội đã tiến hành xử lý các trường hợp ra đường trong trường hợp không cần thiết: Xem TẠI ĐÂY

Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề trên, các bạn đóng góp ý kiến nhé!

 

  •  4366
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…