DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc?

Khái niệm trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc được sử dụng trong Bộ luật lao động từ năm 1994. Đến nay cũng khá lâu, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về 2 khái niệm này. Vậy làm sao để phân biệt được trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc?

Tiêu chí

Trợ cấp mất việc

Trợ cấp thôi việc

Người sử dụng lao động chi trả cho người lao động trong trường hợp

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế làm ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.

- Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

- Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

- NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

- NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

- NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng  đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp sau:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ.

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ.

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động.

+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

+ Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

+ NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Đồng thời, NLĐ phải báo trước cho NSDLĐ ít nhất 3 ngày làm việc hoặc 30 ngày, 45 ngày tùy từng trường hợp.

- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp:

+  NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

+ NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định  pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

+ NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

Đồng thời, NSDLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc, 30 ngày, 45 ngày tùy từng trường hợp.

+ NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều kiện để hưởng trợ cấp

NLĐ đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian tính trợ cấp

Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp

Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc/mất việc làm.

(Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012)

Từ bảng phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc, nhận thấy một điều rằng nếu bạn mất việc vì lý do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hay lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì bạn sẽ được hưởng cả trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc?

  •  33499
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…