DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định mới

Trong nhiều trường hợp, vì lý do khách quan hay chủ quan, người lao động  đã có hành vi vi phạm những quy định, nội quy về kỷ luật lao động, khi đó họ sẽ phải chịu xử lý kỷ luật.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2018. Theo đó, trình tự xử lý kỷ luật theo quy định mới có một số thay đổi như sau:

Trình tự áp dụng trước ngày 15/12/2018

(Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

Trình tự áp dụng từ ngày 15/12/2018

(Nghị định 148/2018/NĐ-CP)

Lưu ý

Bước 1: Gửi thông báo

Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

Bước 1: Lập biên bản vi phạm

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm

 

Bước 2: Thông báo

Người sử dụng lao động thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý trường hợp đặc biệt: Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểmhành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:

- Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự (gồm  tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật), đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp

- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

 

Theo quy định mới, bước đầu tiên khi bắt đầu quá trình xử lý kỷ luật lao động là người sử dụng lao động phải tiến hành lập biên bản vi phạm (quy định cũ không đề cập bước này).

Tiếp sau đó, sẽ thông báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xử lý kỷ luật. Trong vấn đề này, quy định mới tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP không yêu cầu bắt buộc gửi thông báo bằng văn bản như quy định trước đó tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu ngoài việc gửi thông báo bằng văn bản thì thông báo bằng lời nói trực tiếp cũng được chấp nhận.

Bước 2: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo.

Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Bước 3: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

Trường hợp một trong các thành thông báo không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

Cả 02 Nghị định đều quy định cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo. Tuy nhiên, Nghị định148/2018/NĐ-CP có thêm ràng buộc, đó là chủ thể nhận được thông báo cuộc họp phải gửi xác nhận tham gia/không tham cuộc họp kèm lý do chính đáng cho người sử dụng lao động. Đây sẽ là căn cứ quyết định cuộc họp xử lý kỷ luật có được diễn ra hay không. Điều này là một thay đổi lớn so với quy định trước đó bởi tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định nếu người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì mặc nhiên người sử dụng lao động vẫn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Bước 3: Nội dung cuộc họp

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bảnđược thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.

Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Bước 4: Nội dung cuộc họp

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bảnđược thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.

Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.

Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

 

Bước 4: Ra quyết định xử lý kỷ luật

- Thẩm quyền: Người giao kết hợp đồng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

 Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

- Thời hạn ban hành: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động.

- Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

 

Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật

- Thẩm quyền: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

- Thời hạn ban hành: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động.

- Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

 

Tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định “người được ủy quyền giao kết hợp đồng” cũng có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật (chỉ áp dụng đối với hình thức khiển trách). Tuy nhiên, quy định mới tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP đã loại bỏ thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật của chủ thể này mà chỉ ghi nhận duy nhất thẩm quyền của “người giao kết hợp đồng lao động”.

Bên cạnh đó, Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi cho tất cả các chủ thể nhận thông báo tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật. Trong khi đó, Nghị định 05/2015/NĐ-CP chỉ yêu cầu người sử dụng lao động gửi quyết định xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động. Điểm mới này là hoàn toàn phù hợp, bởi không thể phủ nhận rằng những chủ thể không tham dự cuộc họp nhưng có quyền lợi liên quan cũng có quyền được biết, được tiếp nhận quyết định thì họ mới có căn cứ thực thi và tuân thủ theo quyết định xử lý kỷ luật đó.

 

  •  57303
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…