DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp quy định mới nhất về tiền lương 2016

Năm 2016 là cột mốc đánh dấu cùng lúc mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở có những thay đổi so với năm 2015.

>>> Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở

Bài viết sau đây sẽ tổng hợp tất cả các quy định mới nhất về tiền lương năm 2016.

Tổng hợp quy định tiền lương 2016

I. Về mức lương tối thiểu vùng năm 2016

- Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015)

- Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015)

- Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015)

- Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015)

Quy định về mức lương tối thiểu vùng này được đề cập tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP.

Ngoài việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng từ năm 2016, tại Nghị định này cũng có những điểm mới so với Nghị định 103/2014/NĐ-CP như sau:

1. Thay cụm từ “thuê mướn lao động” thành cụm từ “sử dụng lao động”

Việc thay cụm từ này nâng vị trí của người lao động lên một tầm cao mới, khẳng định vai trò, sức mạnh của tầng lớp lao động trong xã hội này.

(Căn cứ Điều 1 Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 2016)

2. Thu hẹp phạm vi đối tượng áp dụng

Bãi bỏ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo Điểm a Khoản 2, Khoản 3 Điều 170 Luật doanh nghiệp 2005.

(Căn cứ Điều 2 Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 2016)

3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bãi bỏ nội dung  “Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Đồng thời, bổ sung  “khu kinh tế và khu công nghệ cao” vào cụm Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.”

(Căn cứ Điều 4 Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 2016)

4. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề

- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bng thc sĩ, bằng tiến sĩ theo Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993.

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chgiáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005.

- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề.

- Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Luật Việc làm.

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chgiáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học.

- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Ngoài các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp thì thêm khoản “bổ sung khác”.

(Căn cứ Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 2016)

5. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục các vùng 

* Vùng II: Bổ sung thành phố Châu Đốc, thuộc tỉnh An Giang.

* Vùng III:

- Thêm thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.

- Bãi bỏ huyện Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.

- Bãi bỏ thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên, bổ sung thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên.

- Bãi bỏ thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình.

- Bổ sung thị xã Cai Lậy và huyện Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang.

- Các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang.

- Bổ sung thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu.

- Bổ sung các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.

II. Về mức lương cơ sở năm 2016

Đối với mức lương cơ sở năm 2016 chia làm 02 mốc giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ 01/01/2016 đến hết ngày 30/4/2016

Vẫn áp dụng theo mức lương cơ sở hiện nay là 1.150.000 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 66/2013/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Đồng thời, vẫn áp dụng điều chỉnh tăng 8% lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp, có hệ số lương từ 2.34 trở xuống theo Nghị quyết 78/2014/QH13.

Giai đoạn 2: từ 01/5/2016 trở đi

Áp dụng mức lương cơ sở mới là 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đồng thời, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.

Căn cứ Nghị quyết 99/2015/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

III. Quy định về tiền lương tháng thứ 13

Theo Điều 103 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

Điều 103. Tiền thưởng

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Như vậy, tiền lương tháng thứ 13 là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào 02 yếu tố:

- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại năm tính lương tháng thứ 13.

- Mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Do vậy, trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành công việc như đã thỏa thuận thì có thể không được hưởng tiền lương tháng thứ 13.

Ngoài ra, người lao động có thắc mắc bất cứ vấn đề về tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây để được giải đáp.

  •  23621
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…