DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tính lãi chậm thi hành án đối với bản án trước 1/1/2006 như thế nào?

        Hiện nay, việc tính lãi chậm thi hành án đối với các bản án đã tuyên trước này 1/1/2006 (ngày BLDS 2005 có hiệu lực thi hành) đến nay (năm 2011) đương sự mới thi hành án xong phần nợ Tòa tuyên, đang gặp phải nhiều bất cập. Cụ thể: tại một bản án tuyên vào năm 2004 có nêu phần lãi chậm THA như sau: “...nếu bị đơn chậm thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải chịu lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định cho đến khi thi hành xong”.
      Thế nhưng, việc trả nợ diễn ra nhiều lần và thời điểm trả hết nợ vào năm 2011. Hiện nay, BLDS năm 2005, Luật Ngân hàng nhà nước... không có quy định nào cho phép Ngân hàng nhà nước được ban hành lãi suất quá hạn nữa. Trong thời gian này việc tính lãi suất chậm thi hành án được Tòa án ghi trong các bản án như sau: "Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của nguyên đơn, nếu bị đơn và người liên quan chậm thực hiện nghĩa vụ của mình thì hàng tháng phải chịu lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định cho đến khi thi hành xong.

      Như vậy, việc tính lãi đối với các bản án này (Bản án đã được Tòa án tuyên trước ngày 1/1/2006 đến này năm 2011 mới thi hành xong) sẽ được cơ quan thi hành án thi hành như thế nào? và căn cứ pháp lý mà cơ quan THA áp dụng để thi hành được các bản án nêu trên?

Việc cơ quan THA tự ý áp dụng lãi suất cho toàn bộ quá trình trả nợ là 12% hoặc 15%, và buộc người phải THA trả có đúng không?

     Như vậy, việc thi hành lãi chậm thi hành án đối với các bản án đã tuyên trước ngày 1/1/2006 thì sẽ được THA giải quyết như thế nào và cách làm  trên của THA có hợp lý không? mong các anh chị Ls chia sẻ? Nếu THA áp dụng cách trên thì "phép vua có thua lệ làng"
  •  12149
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…