DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam

Tất cả những ai kinh doanh đều phải tìm cách để người biết đến sản phẩm của mình. Theo cách thông thường nhất, người ta sẽ dùng từ ngữ để đặt tên cho sản phẩm của mình. Ví dụ như cùng là nước xả vải nhưng hãng P&G đặt tên cho sản phẩm của mình là Downy, còn hãng Unilever Việt Nam lại đặt là Comfort. Cũng có nhiều cách khác nhau nữa để người kinh doanh khiến người sử dụng biết và phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm của người khác đó là thông qua hình ảnh:
 
 
 
Hình ảnh ông già quen thuộc của hãng dầu ăn Neptune
 
 
Hoặc dấu hiệu của sản phẩm dịch vụ có thể được người tiêu dùng chú ý thông qua khẩu hiệu như là: “Prudental: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” hay “Bitis: nâng niu bàn chân Việt”.
 
Ngoài ra, kiểu dáng cá biệt của các loại hàng hóa đó đã nói lên được hãng sản xuất ra chúng. Ví dụ như những chiếc điện thoại Iphone của Apple có kiểu dáng rất đơn giản nhưng luôn nổi bật và làm người khác nhận ra.
 
 
Mẫu thiết kế các dòng của điện thoại Iphone luôn mang một phong cách đặc trưng của hãng 
 
Apple
 
 
Có một các nữa để người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm của các công ty đó là bằng các đoạn nhạc hiệu. Ví dụ như nhạc hiệu trong quảng cáo của sản phẩm hạt nêm Knorr, sữa bột Cô gái Hà Lan… Tóm lại có rất nhiều cách để các nhà kinh doanh làm người tiêu dùng nhận biết ra các sản phẩm của mình. Và một khi các dấu hiệu đó được đăng ký độc quyền thì các dấu hiệu đó mới trở thành tên thương mại/thương hiệu.
 
Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu đã trở nên ngày một quan trọng bởi vì các mặt hàng mới xuất hiện ngày càng nhiều và thường lợi dụng tên của mặt hàng đã có uy tín trên thị trường để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Hầu hết tranh chấp liên quan đến tên thương mại của Việt Nam đều liên quan đến việc sự trùng lặp giữa các tên thương mại có cùng hoặc khác hạng mục hàng hóa đăng ký kinh doanh. Chi tiết hơn sau đây là một trong số các vụ tranh chấp nhãn hiệu điển hình ở Việt Nam.
 
Tranh chấp nhãn hiệu Trường Sinh 
 
Công ty Việt Nam Foremost được Cục Sở Hữu Công nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 27080 ngày 15 tháng 6 năm 1998 với chữ “TRƯỜNG SINH” cho sản phẩm sữa đặc có đường và sữa bột. Tuy nhiên, sau khi phát hiện Công ty Trường Sinh đã sản xuất sữa đậu nành mà trên nhãn có chứ Trường Sinh, công ty Việt Nam Foremost đã khởi kiện Công ty Trường Sinh với lý do xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa của mình.
 
Tòa sơ thẩm tòa án nhân thành phố Hà Nội đã buộc Công ty Trường Sinh chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Trường Sinh” cho sản phẩm sữa đậu nành của công ty này. Tuy nhiên, đã có các cách lý giải khác nhau giữa Bộ Thương mại và Cục Sở Hữu Trí tuệ về vụ việc này
 
Khi giải quyết vụ việc, tòa án đã phải lấy ý kiến của Bộ Y tế, Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) và Ý kiến của Bộ Thương Mại. Thứ nhất, Bộ Y tế cho rằng đây là hai sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên có vi phạm hay không thì thuộc thẩm quyền kết luận của Cục SHTT. 
 
Tiếp theo, cục SHTT cho biết rằng cục đã từ chối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu “Sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh” của công ty Trường Sinh năm 1998 và cả sau khi công ty Foremost có đơn kiện về việc công ty Trường Sinh xâm phạm nhãn hiệu.
 
 Về phần mình, Bộ Thương mại vẫn cho rằng việc công ty Việt Nam Foremost khởi kiện đòi xử lý công ty Trường Sinh và việc cơ quan bảo hộ sở hữu công nghiệp không cấp bằng đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cho Công ty Trường Sinh là không hợp lý và không hợp luật. Lý do đó là, chiểu theo các quy đinh của Bộ luật dân sự và nghị đinh 63/CP, sữa đăc có đường, sữa bột của công ty Việt Nam Formost và Sữa đậu nành của công ty Trường Sinh là hai sản phẩm khác nhau, thậm chí không cùng nhóm cho nên công ty Trường Sinh không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam Foremost.  
 
Từ vụ việc trên, các doanh nghiệp nên rút ra bài học rằng nên tìm hiểu kỹ càng rằng liệu tên sản phẩm của mình có gây nhầm lẫn hay không  rồi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thẻ để tránh các rắc rối về pháp lý sau này. Tiếp theo là phải chú ý tạo bản sắc nhãn hiệu bằng cách sử dụng các yếu tố nhãn hiệu một cách nhất quán (Trên thực tế, công ty Cocacola đã thất bại khi một lần thay đổi công thức chế biến và mẫu mã sản phẩm của mình). Cuối cùng là phải thường xuyên theo dõi thông tin và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhãn hiệu.
 
 
 
(Bài viết của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - C.ty TNHH NewVision Law)
 
 
  •  10251
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…