DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thực hư Thông tư 01/2016/TT-BCA về quyền hạn của CSGT ?

Từ 15/02/2016, Thông tư 01/2016/TT-BTC quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT đường bộ chính thức được áp dụng thay thế Thông tư 65/2012/TT-BCA.

Các báo đài đưa tin, tưởng đâu đây là nhiệm vụ, quyền hạn mới của CSGT, nhưng thật chất chỉ có một số điểm mới, cụ thể:

1. Không phải trong mọi trường hợp CSGT phải cư xử đúng mực với người vi phạm

Thông tư 65/2012/TT-BCA

Thông tư 01/2016/TT-BCA

3. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.

(Khoản 3 Điều 3)

3. Khi tiếp xúc với nhân dân, người có hành vi vi phạm pháp luật phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.

(Khoản 3 Điều 3)

Như vậy, trường hợp này có thể hiểu là, tùy từng đối tựơng vi phạm mà CSGT có thái độ ứng xử phù hợp. Nếu hợp tác thì tốt, còn không hợp tác thì CSGT có quyền đáp trả thái độ tương ứng.  => “Thuận thì sống mà chống thì chết”

2. Ngoài xử lý vi phạm trật tự, ATGT đường bộ, CSGT cũng có quyền xử lý vi phạm pháp luật khác

Thông tư 65/2012/TT-BCA

Thông tư 01/2016/TT-BCA

4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.

(Khoản 4 Điều 3)

4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.

(Khoản 4 Điều 3)

6. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện), địa bàn được phân công theo quy định của pháp luật.

(Khoản 6 Điều 4)

6. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện), địa bàn được phân công theo quy định của pháp luật.

(Khoản 6 Điều 4)

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 5)

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 5)

Điều này có nghĩa là CSGT được thêm nhiều quyền hạn, không chỉ được phép xử phạt vi phạm giao thông đường bộ mà được phép xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật khác, trao quá nhiều quyền cho CSGT thì liệu có kham nổi, liệu có dẫn đến vượt quyền, lạm quyền?

Với lại gọi là CSGT nhưng có thể xử lý hành vi vi phạm pháp luật khác liệu có đúng với bản chất tên gọi?

3. Trong trường hợp có thiên tai, CSGT có trách nhiệm phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Thông tư 65/2012/TT-BCA

Thông tư 01/2016/TT-BCA

5. Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, tổ chức cấp cứu người bị nạn, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

(Khoản 5 Điều 4)

5. Tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên đường bộ.

(Khoản 5 Điều 4)

Đây là một trong những trách nhiệm mới của CSGT đường bộ khi có sự cố thiên tai xảy đến.

4. CSGT còn được trang bị máy tính truyền dữ liệu

Thông tư 65/2012/TT-BCA

Thông tư 01/2016/TT-BCA

3. Phương tiện thông tin liên lạc: Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy Fax.

(Khoản 3 Điều 7)

3. Phương tiện thông tin liên lạc: Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy Fax, máy tính truyền dữ liệu.

(Khoản 3 Điều 6)

5. Thêm 01 trường hợp được dừng phương tiện

Thông tư 65/2012/TT-BCA

Thông tư 01/2016/TT-BCA

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

(Điểm d Khoản 1 Điều 14)

 

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

(Điểm d Khoản 2 Điều 12)

Nghĩa là CSGT cũng có quyền dừng phương tiện nếu có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan chức năng có liên quan dừng phương tiện để phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

  •  14945
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…