DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục nhận cha con, Cán bộ tư pháp xã bát buộc phải có xét nghiệm ADN

Kính gửi các anh chị luật sư, xin các anh chị tư vấn cho em trường hợp này với ạh:

Năm 2010 chị gái e quê tại Xã Tuyết Nghĩa- Huyện Quốc Oai- TP Hà nội đi làm trong Bình Phước và lấy anh rể em quê tại Tân Hưng- Thốt Nốt- Cần Thơ, thời điểm đó gia đình em có xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho chị gái em để đăng ký kết hôn nhưng do đi làm xa nên đến khi anh chị em về Cần Thơ đăng ký kết hôn thì giấy xác nhận bị quá hạn và không đăng ký được.

Tháng 5/2011 chị gái em sinh con do chưa có đăng ký kết hôn nên chưa làm đăng ký khai sinh cho con.

Tháng 5/2013 chị gái em về quê tại Hà Nội và đã đăng ký khai sinh cho con theo hộ khẩu của mẹ và theo họ của mẹ và chưa có tên cha trong giấy khai sinh, đồng thời xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Tháng 7/2013 chị gái em vào trong Cần Thơ và ở đây anh chị em đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn.

Tháng 1/2014 này anh chị em về quê tại Hà Nội để làm thủ tục nhận cha con thì cán bộ phòng tư pháp UBND xã Tuyết Nghĩa yêu cầu phải có giấy xét nghiệm ADN mới làm thủ tục nhận cha con cho anh chị em.

Theo tìm hiểu tại Nghị định 158/2005/NĐ_CP về quản lý hộ tịch có quy định như sau:

Điều 32. Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con<o:p></o:p>

1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.

 

Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

 

Như vậy theo nghị định về quản lý hộ tịch này không bắt buộc phải có xét nghiệm ADN vẫn làm được thủ tục nhận cha con, em cũng in trích dẫn luật này nhưng cán bộ xã không làm cho và khi em yêu cầu cán bộ xã trả lời bằng văn bản thì họ cũng không làm cho em mà họ chỉ photo cho em bản thủ tục hành chính về việc nhận con như sau:

16. Thủ tục: Đăng ký nhận con

a. Trình tự thực hiện:

- Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính và nhận phiếu hẹn trả kết quả TTHC.

- Cán bộ TNHS chuyển Bộ phận Tư pháp- Hộ tịch thụ lý hồ sơ ngay trong buổi làm việc;

- Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch thụ lý và giải quyết hồ sơ trong 02 ngày làm việc, trường hợp cần xác minh thì thời hạn thụ lý hồ sơ kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc

- Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch trình lãnh đạo ký trong 1/2 ngày làm việc sau đó chuyển ngay về Bộ phận TNHSHC để  trả kết quả cho công dân đúng hẹn.

b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai đăng ký nhận con (theo mẫu)

+ Có ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Giấy tờ phải xuất trình:

+ Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao hợp lệ ) của người con;

+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ con (nếu có);

+ CMND/hộ khẩu của người nhận và người được nhận là cha, mẹ ;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d. Thời hạn giải quyết:

04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong trường hợp cần xác minh thì có thể kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc).

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:  cá nhân

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cán bộ tư pháp, hộ tịch

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nhận cha,mẹ,con (Mỗi bên 01 bản chính)

h. Lệ phí: 10.000đồng/việc

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc nhận cha mẹ hoặc tờ khai đăng ký việc nhận con

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Bên nhận, bên được nhận cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện, không có tranh chấp.

- Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha mẹ theo mục này trong trường hợp cha mẹ cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp

- Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, các bên cha, mẹ, con phải có mặt tại trụ sở UBND xã, trừ trường hợp người được nhận là cha, hoặc mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật dân sự năm 2005;

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/03/2010 của Bộ tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch

- Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Và theo thủ tục nhận cha con tại TP Hà Nội yêu cầu hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký việc nhận con (theo mẫu) 
Tờ khai cần có sự đồng ý của người hiện đang là cha hoặc mẹ của người con (trừ trường hợp người hiện đang là cha hoặc mẹ đã chết; mất tích; mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chết năng lực hành vi dân sự)
Bản sao giấy khai sinh của người con; (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người nhận là con và của người được nhận là cha, mẹ (bản sao có chứng thực, hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu)
Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể của người được nhận là cha, mẹ (bản sao có chứng thực, hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu)
Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con (ví dụ: thư, ảnh, băng đĩa hình, kết quả giám định về y học … )

Và họ nói căn cứ vào đó bắt anh chị em phải có giấy xác nhận ADN mới làm thủ tục nhận cha con cho, Vậy xin anh chị diễn đàn cho em hỏi cán bộ UBND xã em yêu cầu như vậy là đúng không ạh?

Và nếu không đúng thì anh chị em phải làm những thủ tục giấy tờ gì để hoàn thành thủ tục nhận cha con ạh?

 

Mục giấy tờ tài liệu chứng cứ chứng minh này có thể là giấy xác nhận quan hệ cha con do người mẹ viết cam kết được không ạh?

 

Em xin cảm ơn các anh chị trong diễn đàn rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị.

<o:p></o:p>

  •  11158
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…