DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục "kêu oan"

Qua nhiều sự việc “oan sai” bị phát hiện gần đây - vụ của ông Nguyễn Thanh Chấn hay ông Huỳnh Văn Nén - nhiều chuyên gia nhận định, oan sai đang là vấn đề được dư luận khá quan tâm gần đây.

Về lý thuyết, hiện tại chưa có quy định trực tiếp nào cụ thể về “kêu oan” mà trên thực tế, thủ tục này thường được hiểu một cách gián tiếp thông qua những quy định khác trong Luật tố tụng hình sự.

Cụ thể, người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người phạm tội hoặc người thân của họ, tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những hình thức phù hợp. 

Đây là bảng thông tin do cá nhân minh tổng hợp. Các bạn xem và cho nhận xét nhé!

Giai đoạn

Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án

Thân nhân của Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án

Điều tra và khởi tố

Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với cơ quan điều tra

Chủ thể gửi thư kiến nghị gửi cơ quan điều tra, đưa ra lý do, đề nghị xem xét

Truy tố

Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát xem xét, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

Chủ thể “kêu oan” với Viện kiểm sát bằng cách gửi thư đề nghị Viện kiểm sát xem xét.

Xét xử Sơ thẩm

Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với  Tòa án, đề nghị Tòa án xem xét việc trả hồ sơ, điều tra bổ sung.

Người phạm tội có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị tuyên án.

Chủ thể “kêu oan” có thể gửi thư kiến nghị tới Tòa án trong thời gian trước khi diễn ra phiên tòa diễn ra.

Chủ thể có thể gửi thư kiến nghị đến Viện kiểm sát, Viện Kiểm sát xem xét và kháng nghị trong thời hạn 15 ngày (đối với VKS cùng cấp) và 30 ngày (đối với cấp trên trực tiếp) kể từ ngày tuyên án.

Xét xử Phúc thẩm

Chủ thể trực tiếp “kêu oan” tại phiên tòa.

Không

Giám đốc thẩm và tái thẩm

Khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, người bị kết án hoặc thân nhân, những người biết sự việc có thể làm đơn xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan này xem xét lại bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thi hành án

Chủ thể có thể viết thư Kiến nghị cho Chủ tịch nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

 

Cơ sở quy định Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Duới đây là mẫu văn bản kiến nghị, các bạn có thể tham khảo.

 

  •  17922
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…