DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá

 

Cuối cùng, sau một thời gian dài chờ đợi, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 thay thế cho Thông tư 201 quy định về ghi nhận, đánh giá và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.
Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá

Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá


Một trong những thay đổi chính là cho phép các doanh nghiệp sử dụng tỷ giá của ngân hàng thương mại để chuyển đổi và đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ thay vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Quy định này khắc phục bất cập do sự khác nhau khá lớn giữa tỷ giá thực tế trên thị trường và tỷ giá bình quân liên ngân hàng.


Thông tư 179 đưa ra quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá trong một số trường hợp (giai đoạn) khác nhau:

Điều 5. Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

Điều 6. Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Một điểm nhấn quan trọng khác biệt và khắc phục bất cập của Thông tư 201 là Thông tư 179 đã quay lại hướng dẫn xử lý kế toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh và hiện thực hóa trong kỳ và các khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 10. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh sẽ được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ.

Đối với khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ, Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Thông tư 179 ra đời thực sự đã cởi nút thắt trong xử lý chênh lệch tỷ giá đối với những người hành nghề kế toán và kiểm toán trong suốt thời gian áp dụng Thông tư 201 vừa qua.
 
Nguồn kiemtoan.com.vn
 
Download tải toàn văn Thông tư 179 tại:
  •  23979
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…