DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn xử phạt hành chính giao thông đường bộ

Bộ Công an ban hành Thông tư 11/2013/TT-BCA ngày 01 tháng 03 năm 2013 hướng dẫn Nghị định  34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Xem thêm:

- Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô

- Các mức phạt về lỗi liên quan đến giấy tờ xe theo nghị định 71/2012

- Làm gì để xe không chính chủ thành chính chủ?

Theo đó: 

  • - Không xử phạt "xe không chính chủ" khi xe đang lưu thông.
  • - Việc xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ khi lực lương chức năng trong quá trình:
    • + đăng ký cấp biển số;
    • + điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;
    • + qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
    • + tạm giữ phương tiện vi phạm hoặc qua điều tra các vụ án hình sự mà phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
    •  + quá thời gian 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
  • - Xử phạt hành vi người điều khiển xe không mang theo các giấy tờ sau:
    • + giấy đăng ký xe;
    • + giấy phép lái xe; bằng ( hoặc chứng chỉ) điều khiển;
    • + giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
    • + giấy bảo hiểm xe còn hiệu lực.
  • - Quy định cụ thể về việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe:
    • + người điều khiển phương tiện vi phạm mà Nghị định số 34 quy định hành vi đó bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính.
    • + Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép lái xe đó.
    • + Trường hợp người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó; đồng thời, bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
    • + ...
  • - Việc tạm giữ giấy tờ áp dụng cho các trường hợp vi phạm cụ thể thực hiện như sau:
    • + áp dụng hình thức phạt tiền có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:
      1. Giấy phép lái xe;
      2. Giấy đăng ký xe;
      3. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
      4. Giấy bảo hiểm xe còn hiệu lực. 
    • + Xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Nếu không có Giấy phép lái xe thì phải tạm giữ phương tiện vi phạm.
  • - Khi kiểm soát người lái xe vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính do các đơn vị, địa phương đã lập và tạm giữ giấy tờ:
    • + Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ các giấy tờ thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Nếu tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới. Tiến hành tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện và xử lý vi phạm theo quy định.
    • + Trường hợp đang trong thời gian hẹn giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ hết các giấy tờ, mà người điều khiển phương tiện lại tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm mới, tạm giữ phương tiện vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định.

Thông t�� 11 của BCA này có có hi��u lực kể từ ngày 15/4/2013.

Xem toàn văn thông tư 11 năm 2013 của BCA tại TVPL

  •  66752
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…