DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời điểm nào công bố nợ công?

Đó là câu hỏi mà mình thắc mắc khi xem Dự thảo Luật quản lý nợ công, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua trong năm 2017 này.

Theo đó, Luật Quản lý nợ công quy định trách nhiệm công bố thông tin nợ công như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố thông tin về nợ công;

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố thông tin về tình hình huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và dư nợ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương.

Các chỉ tiêu nợ, số liệu nợ được công bố gồm:

- Nợ Chính phủ, trong đó nợ nước ngoài theo từng chủ nợ; công cụ nợ của Chính phủ theo từng hình thức huy động.

- Nợ của chính quyền địa phương bao gồm: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ, vay của Kho bạc Nhà nước, các khoản vay khác.

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ (dư nợ được Chính phủ bảo lãnh).

Hình thức phổ biến thông tin:

- Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan;

- Họp báo, thông cáo báo chí;

- Bản tin nợ công.

Đồng thời, dự luật này cũng phân định trách nhiệm đối với các Bộ, cơ quan ban ngành trong vấn đề quản lý nợ công này.

Bên cạnh đó, Luật quản lý nợ công nghiêm cấm các hành vi sau đây trong quản lý, sử dụng nợ công:

- Quyết định vay không đúng thẩm quyền, khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, không đúng với chủ trương đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.

- Thông đồng, thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí vốn vay, làm tổn hại, xâm phạm lợi ích quốc gia.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ liên quan đến quản lý, sử dụng nợ công.

- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức, chây ì không trả nợ. 

- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan làm ảnh hưởng đến việc quyết định, phê duyệt chủ trương vay, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.

- Cản trở việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.

Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Luật Quản lý nợ công và Tờ trình Dự thảo tại file đính kèm.

  •  3524
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…