DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thiếu sót lớn của Hiến pháp sửa đổi

Án lệ: là đường lối giải quyết của cơ quan tòa án và trọng tài đối với một vấn đề pháp lý trong vụ việc cụ thể và được vận dụng trong các hoàn cảnh có vấn đề pháp lý tương tự. Án lệ được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước theo hệ thống pháp luật không thành văn, và được ví như xương sống của hệ thống tư pháp.

Nước ta thuộc hệ thống pháp luật thành văn nên “án lệ” vẫn còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, án lệ vẫn rất cần thiết đối với hệ thống pháp luật thành văn. Án lệ giống như chất liệu lấp vào khe hở của pháp luật thành văn. Nếu Việt Nam ghi nhận và áp dụng án lệ thì hệ thống tư pháp nuớc nhà sẽ hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.

Tại Nghị quyết 48-NQ/TW, 49-NQ/TW của Bộ Chính Trị về cải cách tư pháp đã giao cho Tòa án Nhân dân tối cao nhiệm vụ phát triển án lệ. Ngày 31/10/2012, Tòa án nhân dân tối cao đã phê duyệt đề án phát triển án lệ. Đây là động thái tích cực nhưng cần phải ghi nhận án lệ trong Hiến pháp và các văn bản Luật. Như vậy, án lệ mới nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả quá trình hội nhập của đất nước.

PGS-TS Đỗ Văn Đại: “Tôi cảm thấy đáng tiếc khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không bổ sung chức năng phát triển án lệ cho TAND Tối cao”

Cứ ngỡ rằng dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 sẽ đề cập đến Án lệ và đưa nó vào Hiến pháp. Tuy nhiên, Án lệ  đã đứng bên lề của công cuộc chỉnh sửa Hiến pháp lần này. Đây là sự thiếu sót lớn nếu bản Hiến pháp sửa đổi không đề cập đến Án lệ.

Hiện tại bản dự thảo sửa đổi hiến pháp vẫn chưa đến hồi ngã ngũ nên các đại biểu quốc hội có thể đưa vào mà xem xét.

 

  •  6438
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…