DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Theo bạn có nên kéo dài tuổi hưu?

Vừa qua khi Bộ luật lao động mới còn trong Dự thảo, nhiều nguồn dư luận cho rằng tuổi hưu có thể sẽ tăng lên 60 đối với nữ và 65 tuổi đối với nam để phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên , khi Bộ luật lao động 2012 được ban hành và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/05/2013 tới đây lại vẫn giữ nguyên quy định cũ là 55 đối với nữ và 60 đối với nam, trong trường hợp làm việc trong ngành nghề đặc biệt thì sẽ được kéo dài tuổi hưu  thêm 5 năm. Điều này gây ra  "thất vọng" đối với một số bộ phận người dân.

Bên cạnh đó có nhiều nguồn thông tin cho rằng cuối năm 2013 sẽ tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động mỗi đối tượng thêm 5 năm làm gây hoang mang cho cả người lao động và người sử dụng lao động vì không biết áp dụng quy định pháp luật như thế nào, trong khi quy định mới chưa có hiệu lực thì lại có nguồn thông tin trái chiều.

Nhưng đến đây xin khẳng định lại là tuổi nghỉ hưu theo quy định của BLLĐ 2012 đối với nữ là 55 tuổi và đối với nam là 60 tuổi.

Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

 3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Và vì thế tranh cãi xung quanh chuyện tăng tuổi nghỉ hưu lại tiếp tục "gay cấn", dưới đây là một vài suy nghĩ của TS NGUYỄN HỮU DŨNG - nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội:

          Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được nghiên cứu, bàn luận từ rất nhiều năm nay  nhưng cuối cùng đến thời điểm Quốc hội thông qua Bộ luật lao động (sửa đổi) năm 2012 cũng chưa đủ căn cứ thực hiện tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau.

           Chúng ta đang có khoảng 80% người lao động có quan hệ lao động ở trong khối sản xuất kinh doanh thì rất khó có khả năng nâng tuổi nghỉ hưu nữ bằng nam. Đây là khẳng định đã được chứng minh bằng các điều tra của Tổng liên đoàn Lao động VN. Ở nhiều ngành, nữ không thể làm việc đến năm 60 tuổi được, ví dụ phụ nữ làm việc trong ngành dệt may, hầm mỏ, thủy sản, giáo viên...

         Tôi không ủng hộ quy định cứ vụ trưởng, người có học hàm, học vị thì cứ nghiễm nhiên ở lại đến 60 và 65 tuổi. Cần phải căn cứ vào nhu cầu cán bộ, sức khỏe của từng trường hợp, chất lượng hiệu quả công việc. Như vậy cần một bộ công cụ với những tiêu chí cụ thể để đánh giá từng trường hợp một cách khách quan. Bằng cấp, học hàm, học vị chỉ là tiêu chí để đánh giá ban đầu.

Và Bác sĩ NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ):

          Tôi từng có cơ hội tiếp xúc với giới trí thức nhiều nước trên thế giới. Ở Pháp, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ngang nhau là 65 tuổi. Còn ở Mỹ, với giới trí thức và các nhà khoa học thì không có tuổi nghỉ hưu, khi nào còn sức làm việc thì cứ làm. Nhiều người đến 70-80 tuổi vẫn làm công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chỉ không giữ những chức vụ như giám đốc, hiệu trưởng, trưởng khoa...

          Ở nước ta, người làm khoa học còn ít, nữ làm khoa học càng ít hơn. Với nữ, thông thường họ đã mất trung bình khoảng năm năm để sinh con và nuôi con. Họ còn mất thêm nhiều thời gian để học tập, phấn đấu làm việc. Khi bước vào độ tuổi 50 trở lên, khi con cái đã lớn, phụ nữ mới có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho công việc, ngoài ra còn có thời gian cho nghiên cứu khoa học. Nếu nghỉ hưu ở tuổi 55 thì quá sớm.

           Nói như vậy để thấy rằng lực lượng lao động có trí thức, có tay nghề vẫn có thể cống hiến rất nhiều sau khi về hưu. Do đó, tôi nghĩ rằng không chỉ ngành y mà nhiều ngành khác cũng rất cần người có kinh nghiệm, tay nghề. Nhà nước nên xem xét kéo dài tuổi nghỉ hưu với những ngành nghề đặc thù để tạo điều kiện cho người làm khoa học, giới trí thức được cống hiến nhiều hơn cho xã hội

Theo tuoitre.vn

Vậy bạn muốn được nghỉ hưu ở tuôi 55, 60 hay 65?

  •  12741
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…