DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thẩm quyền Trọng tài TM với tranh chấp HĐ chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất

Kính gửi các luật sư và bạn đọc,

Các luật sư cho hỏi thẩm quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: có thẩm quyền xét xử tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (cụ thể là nhà xưởng, tường bao, nhà để xe).

Tôi là trợ lý cho Công ty nước ngoài (tạm gọi là công ty K) muốn đầu tư vào tỉnh B. Công ty K ký hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất với ông X (người Việt Nam). Ông X làm ăn thua lỗ sắp phá sản nên đã đồng ý bán nhà xưởng của ông trên thửa đất 5000m2. Đất này ông X có sổ đỏ, thuê của Nhà nước 25 năm, nên ông X sẽ làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước rồi Nhà nước cho công ty K thuê (đây chỉ là thông tin thêm, còn thông tin thực hỏi là bên dưới)

Khi ký Hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất, hai bên đã có điều khoản trọng tài như sau:

“1. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

2. Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Địa điểm tiến hành trọng tài tại Hà Nội và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Anh.”

Theo pháp luật hiện hành, cụ thể Luật Trọng tài thương mại thì

Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

Nếu xét nghĩa rộng thì tranh chấp từ hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng) có thể coi là hoạt động thương mại vì hoạt động thương mại theo Luật Thương mại Điều 3.1 là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, trong phần liệt kê có cả đầu tư.

Thoáng nhìn qua thì điều khoản trọng tài ở trên có vẻ ổn. Thực tế thì tôi cũng gọi lên VIAC hỏi về thẩm quyền thì họ có trả lời là VIAC có đủ thẩm quyền để xét xử.

Nhưng tôi lăn tăn là ở chỗ

1. Theo Luật đất đai năm 2003 Điều 136 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì chỉ có 3 chủ thể có thẩm quyền giải quyết: Tòa, UBND, Bộ trưởng Bộ TNMT, không thấy nhắc gì đến ai họ Trọng tên Tài ở đây cả.

Thông tư01/2002/ttlt-tandtc-vksndtc-tcđc ngày 03 tháng 01 năm 2002 (mặc dù hướng dẫn Luật đất đai năm 1993 nhưng Thông tư này vẫn chưa chết hẳn, ở Việt Nam văn bản mẹ bị thay thế không có nghĩa là văn bản con (văn bản hướng dẫn) hết hiệu lực) cũng nói là

Nếu tranh chấp về tài sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với việc sử dụng đất đó, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 Toà án nhân dân thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung

2. Ngay trong Luật trọng tài thương mại thì Điều 18 cũng nói Thỏa thuận trọng tài vô hiệu nếu lĩnh vực phát sinh không thuộc thẩm quyền. Tòa án sẽ có cách giải thích như thế nào cũng là điều khó đoán trước. Điều 68 nói một trong những căn cứ để hủy Quyết định của trọng tài là “đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Vậy có khả năng là: ok VIAC cứ nhận đi, xử thoải mái đi sau đó Tòa sẽ tuyên Phán quyết trọng tài vô hiệu vì trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 136 Luật đất đai nói trên, nôm na là tranh chấp đất cát, nhà cửa là thuộc thẩm quyền Nhà nước)?


3. Về mặt cảm nhận chủ quan thì tôi cho rằng đất cát nhà cửa là phải ra Tòa hoặc ra Ủy ban nhân dân (nếu chưa có sổ đỏ). Có thể bây giờ VIAC “liều” nhận vụ việc và xử thì tôi cũng chẳng dám chắc phán quyết của họ có thể được thi hành triệt để hoặc có tác dụng hơn Tòa. Chẳng hạn, Trọng tài có dám quán quyết là UBND đã làm sai, đã cấp đất sai, phải cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thuê đất chứ , hoặc ông X phải trả lại tiền nếu công ty K không nhận được đất dù ông X đã trả lại đất cho Nhà nước.

Tình huống xấu là ông X nhận tiền bán nhà nhưng công ty K vẫn không được tiếp tục thuê tiếp đất đó từ Nhà nước. Rủi ro lớn nhất là những tưởng Trọng tài với ưu thế là nhanh chóng, bí mật, chung thẩm, nhưng nếu bị Tòa can thiệp hủy quyết định trọng tài thì ngay từ đầu ra Tòa luôn cho nó nhanh, được việc hơn và dù gì Tòa cũng là cơ quan nhà nước có bộ máy cưỡng chế nhà nước.

            Mong nhận được các bàn luận từ luật sư và bạn đọc và xin lỗi nếu tôi có trình bầy hơi dài dòng (mặc dù diễn đàn ta không phải là “Phường”, ngôn ngữ dân gian giờ có câu “lên Phường mà trình bày”)

  •  12159
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…