DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thách thức trong các ngành nghề đối với sinh viên luật sau khi tốt nghiệp

Là những tân cử nhân luật chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể không đủ trang trải cuộc sống, phải đối mặt với những lo toan, gánh nặng cuộc sống khi không còn trợ cấp của ba mẹ, áp lực công việc gây khủng hoảng… tất cả đều mới mẻ, bắt buộc họ phải có khả năng thích nghi và yêu nghề mới có thể làm việc được lâu dài. Nhưng không phải ai cũng vượt qua được. “Câu thần chú” cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch phải luôn khắc ghi trong mỗi người hành nghề luật. Các tân cử nhân phải hiểu được đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và tầm quan trọng của nó. Đó là thách thức lớn mà ai hành nghề cũng phải đối mặt và bắt buộc phải vượt qua nếu muốn theo con đường này. Sau đây là một số thách thức mà mình thấy các bạn sẽ phải đối mặt nếu muốn tham gia vào một số ngành nghề
 
1.  Ngành Tòa án
 
Ngành Tòa án luôn là một lựa chọn tốt cho những sinh viên mới ra trường bước vào, để bước vào ngành này theo quy định của pháp luật thì phải thi tuyển công chức. Và khi vượt qua kì thi tuyển sẽ được bố trí vào các vị trí thích hợp, thường sẽ là thư ký Tòa án. Ngành Tòa án nói riêng là một hoạt động tư pháp vì thế sẽ không thể tránh khỏi những tiêu cực nhất định, thách thức lớn nhất đối với vị trí của sinh viên mới ra trường khi vừa bước vào ngành Tòa án đó là mức lương tương đối thấp, cùng với những áp lực nhất định của công việc nên có không ít người khi bước vào vị trí này đã bỏ việc. Vì thế, thách thức của sinh viên khi bước vào lĩnh vực này thì nên xác định được trước những khó khăn mà mình có thể phải trải qua để có thể gắn bó với nó lâu dài.
 
2 Ngành Luật sư
 
Luật sư ở Việt Nam hiện nay ít và phân bố không đồng đều ở các khu vực khác nhau chủ yếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Thách thức lớn nhất để có thể bước vào lĩnh vực Luật sư đó là cách bạn có thể trở thành Luật sư. Bởi theo quy định hiện nay, để trở thành Luật sư không phải là đơn giản, cụ thể:
 
Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một sinh viên Luật với bằng cử nhân Luật mới ra trường có thể mất một thời gian ít nhất là trên 2 năm (hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định.
 
Thách thức lớn nhất đối với những ai lựa chọn con đường Luật sư là thời gian để trở thành Luật sư và chính thức hành nghề theo quy định của pháp luật. Vì thế bên cạnh khả năng về tài chính, bạn cũng còn phải có khả năng cân bằng thời gian cho cả cuộc sống và công việc khi bạn đã xác định đi theo con đường này.
 
3. Ngành Kiểm sát
 
Cũng giống như ngành Tòa án, ngành Kiểm sát thuộc khối ngành tư pháp nên để có thể làm việc tại đây bạn cần phải thi tuyển công chức. Và khi vượt qua được kì thi bạn sẽ được bố trí vào một vị trí nhất định. Có thể thấy khi chọn vào con đường Tòa án hay Kiểm sát hay bất kỳ cơ quan nhà nước khác nào thì thách thức đầu tiên đó là mức lương ở các ngành này tương đối thấp so với các ngành khác, vì thế trong một vài trường hợp khó tránh khỏi những tiêu cực. Vì thế, khi đã chọn bước vào con đường này nên xác định mục tiêu cho bản thân trước để tránh những khó khăn trong công việc.
 
4. Các ngành khác có liên quan đến việc sử dụng pháp luật
 
Đối với các ngành mới như thừa phát lại, công chứng tư, thách thức lớn nhất đó là khả năng thích ứng. Với đặc thù là lĩnh vực mới nên sẽ khó khăn trong việc áp dụng quy định của pháp luật do chưa có nhiều tiền lệ trong các lĩnh vực này. Là ngành luật tư nên sinh viên khoa luật Hình sự khó khăn hơn trong cách tiếp cận, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực này.
  •  4228
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…