DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tăng mức đóng BHYT: bao nhiêu cho đủ?

Mình vừa hay tin Bộ Y tế sẽ tăng mức đóng BHYT theo 2 phương án: tăng 0.3%/năm hoặc tăng 0.2%/năm so với mức đóng hiện hành là 4.5% mức lương cơ sở, được thực hiện từ năm 2019.

Trước đó, Bộ Y tế đã có lộ trình điều chỉnh viện phí theo các giai đoạn theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC.

Nguyên nhân chính của việc điều chỉnh tăng tỷ lệ đóng và tăng cả viện phí là do nguồn thu BHYT không đáp ứng nổi nguồn chi quá lớn.

Thống kê từ phía Bộ Y tế cho thấy, hiện nay mức đóng BHYT của 1 người là 621.000 đồng/năm (=4.5% mức lương cơ sở), nhưng mức chi bình quân đầu người lại là 700.000 đồng/người, dẫn đến hụt chi BHYT.

Cũng một số nhận định cho rằng, mức tăng tỷ lệ đóng BHYT này vẫn còn quá thấp cho với khoản chi, cho nên mức tăng từ năm 2019 phải tối đa là 6% mức lương cơ sở.

Số tiền đóng BHYT có xu hướng tăng dần lên, chất lượng khám chữa bệnh BHYT có thay đổi hơn trước do Bộ Y tế làm mạnh vụ này. Thế nhưng, làm sao để đảm bảo cân đối được nguồn thu và chi BHYT khi mà ở nước mình tồn tại thực trạng:

Thứ nhất, tình trạng trục lợi bảo hiểm

Đây là thực trạng thường gặp ở các hãng bảo hiểm, đứng trước rủi ro khoản chi lớn hơn khoản thu, nghĩa là phải bồi thường cao hơn mức mà người tham gia bảo hiểm đã đóng thì các hãng doanh nghiệp bảo hiểm phải có các cơ chế điều tra, kiểm tra chặt chẽ trước yêu cầu bồi thường của khách hàng. Nhưng rủi ro như tôi nói ở trên là rất lớn, chẳng hạn như vụ thuê người chặt tay để nhận được tiền bảo hiểm 3.5 tỷ đồng vừa rồi.

Tại Bộ luật hình sự 2015, cũng đã bổ sung thêm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm để xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm, nhưng tiếc thay, Bộ luật này đã bị lùi thời hạn thi hành do phải chỉnh sửa những lỗi về kỹ thuật, nên báo chí chỉ nhắc đến xử lý hình sự người được thuê chặt tay chân, chứ không nhắc đến xử lý hình sự của người có hành vi trục lợi bảo hiểm, thuê người chặt tay này.

Theo quan điểm cá nhân thì cần thiết phải sớm xử lý và xử lý mạnh tay đối với trường hợp này, bởi khi lòng tham của con người lên cao, người ta có thể sẽ bất chấp tất cả, ngay cả việc tự hủy hoại bản thân mình hoặc người khác, hoặc có khi giết người để lấy được tiền bảo hiểm.

Thứ hai, tình trạng lạm dụng sử dụng thẻ BHYT

Thói quen lạm dụng sử dụng thẻ BHYT của người Việt không biết có tự bao giờ, hay là người mình bây giờ bệnh nhiều quá?? Thử đến các bệnh viện công, bạn sẽ thấy, muốn khám bệnh theo diện BHYT thì bạn phải đi từ rất sớm để đăng ký lấy số, các bệnh viện tư thì đỡ hơn nhưng vẫn đông, lượng người khám bệnh phần nhiều là có sử dụng thẻ BHYT, rất ít người không sử dụng thẻ BHYT, khám theo dịch vụ.

Ngồi chờ lấy số khám bệnh, nghe ông này, bà kia, ông nọ nói chuyện bệnh tật với nhau, có người thì cũng bệnh nặng mới vô bệnh viện, có người chỉ mới bệnh xoàng xoàng, biết rõ là do thời tiết trở mùa, có người còn bảo: “Tôi bị đau họng, sổ mũi do trở mùa, ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống cũng được, nhưng thôi có BHYT để làm gì, đi khám để lấy thuốc về uống”.

Rồi có người thì có người nhà bệnh (mấy loại bệnh lặt vặt như cảm, sổ mũi, ho…), nhưng người nhà không có thẻ BHYT, nên đi khám thế để lấy thuốc…

Và còn nhiều câu chuyện lạm dụng sử dụng thẻ BHYT nữa…

Vậy đấy, ỷ lại có thẻ BHYT đã mua, mà lại đóng nhiều tiền, kèm với tâm lý của nhiều người, phải tận dụng hết số tiền mình đã bỏ ra, chứ ít có ai có tâm lý cầu mong mình không phải sử dụng thẻ BHYT đó, điều đó có nghĩa là mình khỏe mạnh.

Đứng trước những thực trạng như vậy, thì thử hỏi, tăng số tiền đóng BHYT bao nhiêu cho đủ, nếu càng tăng mà những tình trạng nêu trên vẫn cứ còn kéo dài? Đâu là giải pháp để đưa ra mức đóng BHYT phù hợp?

  •  3759
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…