DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tại sao tăng thuế?

Trước thông tin về việc sắp tới sẽ tăng hàng loạt các thứ thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề TẠI SAO TĂNG THUẾ

Do vậy, hôm nay mình lập topic này để các bạn có thể tham gia bình luận về việc lý do tại sao tăng thuế.

Tại Tờ trình Dự thảo Luật sửa đổi 5 Luật về thuế, gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp có giải trình về các lý do tăng thuế như sau (đầu tiên mình xin nói lý do tổng quan, sau đó, sẽ đi vào chi tiết từng sắc thuế)

LÝ DO TỔNG QUAN:

Cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

- Tập tring cơ cấu lại nguồn thu.

-Hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế;

- Tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.

LÝ DO CHI TIẾT:

1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (THUẾ GTGT)

- Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế GTGT ở mức thuế suất 5% thuộc các lĩnh vực đã được xã hội hóa mạnh mẽ để bình đẳng với ngành nghề, lĩnh vực thông thường khác.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Lộ trình tăng:

Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019.

Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021.

2. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (THUẾ TTĐB)

Đối với mặt hàng nước ngọt:

- Để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường nhằm bảo vệ sức khỏe người dân:

Đồ uống có đường là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống có đường gắn liền với tăng năng lượng nạp vào cơ thể, tăng cân và béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường.

Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, tại TP.HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỷ lệ này lên đến 12%) cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%). Theo số liệu thống kê năm 2010, tỷ lệ béo phì đối với trẻ em từ 5 đến 19 tuổi cũng khá cao: Tỷ lệ chung ở nhóm này là 8,5%; 18,2% ở thành phố; 7,9% ở nông thôn, tuy nhiên, ở thành phố lớn như TP.HCM rất cao: 34,5%.

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm như: các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận…

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường. Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria, Úc, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường.

Do vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt, cụ thể: Thái Lan quy định nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc; nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc; Lào thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; Campuchia thu thuế TTĐB đối với nước ngọt 10%.

Theo thông tin từ Ban thư ký ASEAN thì 03 nước trong ASEAN khác đang dự kiến, xem xét áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt: Myanmar: dự kiến thu thuế TTĐB thuế suất 5%; Phi-líp-pin: dự kiến thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 10 Peso/lít; Indonesia: dự kiến thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 3.000Rupi/lít nước ngọt có ga. Như vậy, hầu hết các nước trong khu vực đã và sẽ thực hiện thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt. Các nước Châu Âu áp dụng thu thuế cao hơn, cụ thể: Pháp thu thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối 0,72 euro/lít; Phần Lan thu thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối là 0,075 euro/lít; Hungary thu mức thuế tuyệt đối là 0,04 euro/1 chai hoặc 1 lon; Hà Lan: thu 0,09 USD/lít,...

Do vậy, để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, trừ: nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa  và các sản phẩm sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế.

Lộ trình tăng:

Phương án 1: Áp dụng mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019.

Phương án 2: Áp dụng mức thuế suất 20% áp dụng từ năm 2019.

Đối với mặt hàng thuốc lá:

- Thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá.

- Thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.

- Để hạn chế thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá và giảm tỷ lệ người hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới. Việc sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh khác nhau, như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch …

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam cao có nhiều nguyên nhân trong đó, giá bán lẻ thuốc lá còn thấp, thanh thiếu niên dễ tiếp cận với thuốc lá. Hiện Việt Nam có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá thấp: 48,1 % (số liệu được tính theo mức thuế suất năm 2019 là 75%) trong khi đó tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ tại các nước trong khu vực là: Bru-nây 81%, Thái Lan 70%, Sing-ga-po 69%, Ma-lai-xi-a 57%, In-do-ne-xi-a 51%; Mi-an-ma: 50% và các nước phát triển Úc: 62%, Đức: 75%, Pháp 80%...

Cùng với nhiều nước, Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) từ ngày 01/01/2005. Tại Điều 6, Công ước Khung về các biện pháp về giá và thuế nhằm giảm cầu về thuốc lá có quy định: “1. Các biện pháp về giá và thuế là những biện pháp quan trọng và hữu hiệu để giảm tiêu thụ thuốc lá trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên.”.

Tại khoản 2 Điều 4 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có quy định: Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”.

Tại khoản 2, Điều 4 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có quy định: Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế.

Lộ trình tăng:

Phương án 1: Áp dụng thu thuế TTĐB theo phương pháp hỗn hợp (kết hợp thu theo thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo đó, bổ sung mức thu thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/một điếu xì gà. Quy định này áp dụng từ ngày 01/01/2020.

Phương án 2: Tăng thuế suất thuế theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2020 tăng từ mức thuế suất 75% lên 80%; từ ngày 01/01/2021 tăng từ mức thuế suất 80% lên mức 85%.

Đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe pick- up):

- Góp phần định hướng tiêu dùng:

Trong những năm qua số lượng xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng nhập khẩu và tiêu dùng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2012 lượng xe tiêu thụ: 3.291 xe, trong đó: xe nhập khẩu là 3.252 xe, xe lắp ráp trong nước 39 xe. Đến năm 2016 lượng xe tiêu thụ: 28.233 xe, trong đó: xe nhập khẩu 27.265 xe; xe lắp ráp trong nước: 968 xe. Do loại xe này có thuế suất thuế TTĐB thấp hơn so với xe ô tô chở người có cùng số chỗ ngồi (Dòng xe SUV thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với loại trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3: 55%) nên một số người tiêu dùng đã chuyển sang mua xe bán tải thay vì mua xe SUV.

Để góp phần định hướng tiêu dùng loại xe vừa chở người vừa chở hàng và phù hợp với mục đích sử dụng loại xe này, ngày 14/3/2017, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 133/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô, trong đó có giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe ô tô bán tải (pick- up) để đề xuất báo cáo Chính phủ và Quốc hội kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và mục đích sử dụng loại xe này.

- Sửa đổi để phù hợp với mục đích sử dụng của loại xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế.

Lộ trình tăng:

Mức thuế suất thuế TTĐB bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000 đến 3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%.

3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (THUẾ TNDN)

Đối với thuế nhà thầu nước ngoài:

- Đảm bảo minh bạch, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện do hiện hành nội dung này Luật thuế TNDN đang giao Chính phủ quy định chi tiết, theo đó tỷ lệ thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài đang được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

- Phù hợp với thực tế phát sinh.

- Hạn chế việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc ký các hợp đồng thuê dịch vụ quản lý, tư vấn, quảng cáo... với công ty mẹ ở nước ngoài, làm giảm nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

Nội dung được sửa đổi như sau:

Đối với doanh nghiệp quy định tại các Điểm c, d khoản 2 Điều 2 Luật này, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Dịch vụ, hoạt động tư vấn, giám sát: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; Trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; Trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hoá với giá trị dịch vụ: 2%;

b) Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ: 0,5%; Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức khác hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms): 1%;

c) Tiền bản quyền: 10%;

d) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển: 2%;

đ) Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại điểm d khoản này): 5%;

e) Lãi tiền  vay: 5%;

g) Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài: 0,1%;

h) Dịch vụ tài chính phái sinh: 2%;

i) Xây dựng, vận tải và hoạt động khác: 2%;

k) Chuyển nhượng vốn (trừ dầu khí): 1%”.

4. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (THUẾ TNCN)

Đối với thu nhập từ bản quyền bao gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet theo quy định của Luật Viễn thông:

Pháp điển hóa quy định thu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet phù hợp với tính chất khoản thu nhập, phù hợp với pháp luật chuyên ngành và thực tế.

Nội dung được sửa đổi như sau:

Bổ sung quy định thu nhập từ bản quyền bao gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet theo quy định của Luật Viễn thông vào đối tượng chịu thuế

Đối với thu nhập từ trúng thưởng:

- Điều tiết hợp lý thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng.

- Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.

Nội dung sửa đổi như sau:

Bậc thuế

Thu nhập tính thuế (tỷ đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 5

10

2

Trên 5 đến 10

20

3

Trên 10

30

5. THUẾ TÀI NGUYÊN

Đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về điện lực, pháp luật về hải quan

  •  18809
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…