DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sửa đổi Thông tư 30: Không dùng điểm kiểm tra để so sánh học sinh này với học sinh khác

Đây là một trong những quy định mới tiến bộ và mang đậm tính nhân văn mà tôi từng thấy trong lịch sử giáo dục từ trước đến nay – được đề cập tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học.

Dự kiến Thông tư này sẽ có hiệu lực trong năm 2016 này với một số điểm mới mà tôi cho đó là những quy định quan trọng và nổi bật.

Sửa đổi Thông tư 30

1. Không được dùng điểm kiểm tra để so sánh học sinh này với học sinh khác

Cụ thể, bài kiểm tra sau khi được giáo viên sửa lỗi, nhận xét và cho điểm thì phải được trả lại cho học sinh. Đồng thời, điểm bài kiểm tra định kỳ này không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.

Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I với cuối năm học bất thường so với kết quả đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

2. Học Tiếng Anh ít nhất 4 tiết/tuần

Đây là quy định bắt buộc. Ngoài ra, khuyến khích áp dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh học sinh cuối lớp 5 (bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

3. Đánh giá thường xuyên về học tập, năng lực, phẩm chất theo mức A, B, C

Phương thức đánh giá thường xuyên về học tập, năng lực, phẩm chất dựa trên 3 yếu tố: do giáo viên nhận xét, học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn mình, khuyến khích cha mẹ học sinh nhận xét.

Sau đó, dựa trên 3 yếu tố này để có mức đánh giá phù hợp:

Mức

Học tập

Năng lực, phẩm chất

A

Nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, hứng thứ môn học hoặc hoạt động giáo dục

Nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin.

B

Nắm được kiến thức, có kỹ năng, biết vận dụng kiến thức kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn hôc hoặc hoạt động giáo dục

Nhận thức được, làm được, chưa thật hứng thú, chưa thật tự tin

C

Chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục

Nhận thức chưa đầy đủ, chưa làm được, chưa hứng thú, thiếu tự tin

4. Điều kiện được lên lớp

- Tổng hợp đánh giá thường xuyên về học tập, năng lực, phẩm chất cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mức A hoặc mức B.

- Bài kiểm tra định kỳ cuối năm của các môn học đạt điểm 5 trở lên.

5. Kết quả khen thưởng không do bình bầu mà dựa trên kết quả đánh giá thực tế

Cuối năm học, học sinh được khen thưởng khi:

- Hoàn thành xuất sắc học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học, năng lực, phẩm chất đạt mức A. Bài kiểm tra định kỳ đạt 9 điểm trở lên.

- Hoàn thành tốt học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá có ít nhất 50% các môn học đạt mức A, các môn còn lại mức B, năng lực và phẩm chất đạt mức A hoặc B. Bài kiểm tra cuối năm các môn đạt 7 điểm trở lên.

- Thành tích vượt trội hoặc vượt bậc về ít nhất 01 môn học hoặc 01 năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

Sẽ khen thưởng đột xuất cho các học sinh có thành tích nổi bật trong phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất trong năm học.

Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Xem thêm tại Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học.

  •  8845
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…