DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự?

Đố các bạn tìm được sự khác nhau giữa 2 tấm hình này?

Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự?

2 hình ảnh trên đây là của phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự. Vậy, giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự khác nhau ở chỗ nào? Mời các bạn xem:

1. Thành phần tham gia

Phiên tòa dân sự

Phiên tòa hình sự

- Chủ tọa.

- Hội thẩm nhân dân.

- Kiểm sát viên

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Nguyên đơn dân sự

- Bị đơn dân sự

- Người làm chứng

- Người giám định

- Người phiên dịch

 

- Chủ tọa.

- Hội thẩm nhân dân.

- Kiểm sát viên

- Người bào chữa

- Bị cáo

- Người phiên dịch, dịch thuật

- Người giám định

- Người làm chứng

- Người chứng kiến

- Người bị hại

- Nguyên đơn dân sự

- Bị đơn dân sự

 

 
2. Chỗ ngồi của những người tham gia phiên tòa

Theo thứ tự cấp bậc như sau:

Phiên tòa dân sự:

Cấp 1: Hội đồng xét xử (gồm Chủ tọa - Hội thẩm nhân dân).

Cấp 2: Kiểm sát viên ngồi đối diện với Thư ký Tòa án.

Cấp 3: Nguyên đơn dân sự - Bị đơn dân sự - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Cấp 4: Người làm chứng – người giám định – người phiên dịch.

Phiên tòa hình sự:

Cấp 1: Hội đồng xét xử (gồm Chủ tọa - Hội thẩm nhân dân)

Cấp 2: Thư ký Tòa án.

Cấp 3: Kiểm sát viên – Bị cáo – Người bào chữa

Cấp 4: Người phiên dịch, người dịch thuật – người giám định – người làm chứng, người chứng kiến – người bị hại – nguyên đơn dân sự - bị đơn dân sự.

=> Chỗ ngồi của Kiểm sát viên và người bào chữa trong phiên tòa hình sự khẳng định đúng vai trò bản chất giữa người buộc tội – người gỡ tội. Còn trong phiên tòa dân sự, kiểm sát viên chỉ có vai trò giám sát, không có vai trò buộc tội như phiên hình sự nên không nhất thiết phải thay đổi chỗ ngồi của kiểm sát viên.

3. Vành móng ngựa

Phiên tòa dân sự: Không có vành móng ngựa.

Phiên tòa hình sự: có vành móng ngựa.

=> Điều này khẳng định rằng, trong phiên tòa dân sự, Hội đồng xét xử chỉ đóng vai trò trung gian, trọng tài đưa ra kết quả cuối cùng để giải quyết vấn đề tranh chấp xảy ra giữa nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự.

Trong khi đó, ở phiên tòa hình sự, Hội đồng xét xử đóng vai trò trung tâm đưa ra phán xét cuối cùng buộc tội hoặc không buộc tội bị cáo.

Xét về bản chất, mối quan hệ giữa Hội đồng xét xử với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự khác với Hội đồng xét xử với bị cáo.

Còn điểm nào khác nhau giữa 2 phiên tòa này nữa không các bạn nhỉ?

Căn cứ:

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng hình sự 2015

- Công văn 88/TANDTC-PC năm 2015

  •  44262
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…