DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác biệt giữa Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán theo QĐ48/2006


Sự khác biệt QĐ48 Và QĐ15
Nguyễn Văn Biên - Chuyên gia tài chính - kế toán - thuế : 091 3498324 - Hà Nội

Copy từ Vietplus.com/diễn đàn để mọi người tham khảo

1. Dấu hiệu nhận biết thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn
a. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
+ Vốn: < 10 tỷ
+ Lao động: < 300 người
b. Doanh nghiệp lớn: dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lớn như sau
+ Vốn: > 10 Tỷ
+ Lao động: > 300 người

Xét về khía cạnh dấu hiệu nhận biết như trên, không hoàn toàn chính xác và phản ánh quy mộ doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tuy nhiên nó cũng được xem như là cái mốc để người làm kế toán có sự phân biệt một cách khái quát và tổng thể hơn.

2. Phạm vi áp dụng của QĐ48 và QĐ15
a. QĐ 48:
Tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần KT (Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, cty tư nhân, HTX cũng được áp dụng)

Quyết định 48 KHÔNG áp dụng cho: Cty mẹ con, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, CTY CP có niêm yết CK, HTX nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. 
Nếu DN có quy mô nhỏ và vừa là cty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của cty mẹ.
Nếu Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như : Điện Lực, dầu khí, bảo hiểm, CK... được áp dụng chế đố kế toán đặc thù.

b. QĐ 15: ( Cái này đã được nói nhiều): để đơn giản chúng ta có thể hiểu QĐ 15 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tóm lại: như vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ, được quyền chọn cho mình chế độ kế toán để thực hiện, hoặc QĐ48 hoặc QĐ 15.

3. Hệ thống tài khoản và cơ sở hình thành
a. Cơ sở
- QĐ48: Dựa trên nền tảng QĐ144, đơn giản hóa, và bổ sung 1 số giống QĐ15 để khi doanh nghiệp có hướng phát triển trong tương lai sẽ chuyển từ QĐ48 thành QĐ15 được dễ dàng.

- QĐ 15: Chủ yếu dựa trên các chuẩn mực, và nền tảng của nó là QĐ1141. Đây là 1 bước đột phá để hội nhập với thế giới và IAS.

b. hệ thống tài khoản sử dụng:

QĐ48 chủ yếu đơn giản hóa các tài khoản, các nghiệp vụ do vậy QĐ48 gôm những tài khoản cái của QĐ15 thành tài khoản chi tiết của mình.

Ví dụ: Tài khoản 211, 212, 213 của QĐ 15 thành tài khoản 2111, 2112, 2113 theo QĐ48
Gôm tất cả các tài khoản dự phòng vào 1 tài khoản 159
Gôm 621, 622, 627 và chỉ sử dụng 154


4. Chuẩn mực áp dụng: Ở đây chỉ nêu ra theo QĐ48 thôi, còn QĐ 15 thì mọi người đã rõ (hầu như áp dụng tất cả các chuẩn mực)

+ QĐ 48 các chuẩn mực áp dụng đầy đủ: 7 chuẩn mực
CM số 01- chuẩn mực chung
CM Số 05 - Bất động sản đầu tư
CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác.
CM Số 16- Chi phí đi vay
CM số 18- các khoản dự phong
CM Số 26- thông tin về các bên liên quan
CM số 23- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

+ QĐ48 Các chuẩn mực áp dụng ko đầy đủ (12 Chuẩn mực)
CM Số 02 - Hàng tồn kho - nội dung ko áp dụng là: Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị ( đây cũng là do QĐ48 không sự dụng những tài khoản 621, 622, 627)
CM số 03 - TSCĐ Hữu hình - thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao ( tuy nhiên trong sách hướng dẫn QĐ 48 thì thời gian khấu hao và phương pháp khấu khấu hao vẫn có, đây cũng là một sự mâu thuẫn) 
CM Số 04- TSCĐ vô hình
CM số 06 - thuê tài sản - bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động
CM SỐ 07- Kế toán các khoản đầu tư vào cty liên kết - Phương pháp vốn chủ sở hữu ( QĐ 48 chỉ áp dụng PP Gía gốc) 
CM Số 08- thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - PHương pháp vốn chủ sở hữu
CM Số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài ( Theo bộ tài chính thì Doanh nghiệp nhỏ - không có cơ sở ở nước ngoài chăng? đây là việc mâu thuẫn)
CM15- Hợp đồng xây dựng - Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu dc thanh toán theo tiếnđộ kế hoạch

+ QĐ48, Các chuẩn mực ko áp dụng ( 7 CHUẨN MỰC)
CM 11 - HỢP NHẤT
CM 19 - HĐ bảo hiểm
CM 22 - Bổ sung BCTC
CM 25 BCTC hợp nhất
CM 27 - BCTC giữa niên độ
CM 28 - báo cáo bộ phân
CM 30- LÃI TRÊN CPHIẾU

Từ những phân tích trên cho thấy BTC cho ra đời QĐ48 rõ ràng để làm hài lòng các trường phái, không nhất quán. Doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ kế toán nào cũng dc, vì cho rằng QĐ15 là của doanh nghiệp lớn.

Chúng ta có thể thấy ngay sau đây:

Luật kế toán


Chuẩn mực kế toán


Chế độ kế toán
Theo QĐ15 thì rõ ràng, phù hợp và thống nhất theo như sơ đồ trên cả về nội dung lẫn hình thức.

Theo QĐ 48, Rõ ràng có những chuẩn mực áp dụng toàn phần, từng phần, ko áp dung ( đây cũng là 1 điểm mâu thuẩn). Ngoài ra về hình thức số hiệu tài khoản của QĐ48 cũng không phù hợp với chuẩn mực.....Hơn nữa điểm quan trọng dẫn đến sự quyết định chọn lựa QĐ nào nó ko phải nằm ở những vấn đề trên mà so với QĐ15 Thì rõ ràng QĐ48 có khiếm khuyết về những gì liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (cụ thể là chi phí thuế thu nhập hoãn lãi, TS thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả - cái này sẽ dc phân tích rõ hơn ở bài 2)

Lại miên man ra xa 1 chút về ảnh hưởng của QĐ48 đến người làm kế toán, kiểm toán, giáo dục, sinh viên

Người làm kế toán, thì đa số đã học và đã làm theo QĐ15, bây giờ có thêm QĐ48 chẳng biết chọn cái nào, làm cái này thì nghĩ cái kia, làm cái kia thì nghĩ cái này, đâm ra loạn cào cào lên.

Người kiểm toán, lại phải học thêm và nhớ cả 2 QĐ15 và QĐ48 (kiểm toán ở doanh nghiệp sử dụng QĐ15 thì phải theo 15, ở doanh nghiệp Qđ48 thì phải theo 48)

Giáo dục: bây giờ chẳng biết dậy cho sinh viên theo QĐ nào, QD 48 thì mai mốt sinh viên ra trường làm theo QĐ15 thì bị ngỡ ngàng và ngược lại.

Sinh viên: thì cứ phải đua với sự thay đổi, và đôi khi tẩu hỏa nhập ma.

Nói là nói thế thôi, chứ thật ra Quyết định 48 đơn giản hơn, giúp cho người kế toán bắt đầu tiếp xúc sẽ đỡ bị ngợp hơn so với Qđ15, Và có những ưu điểm riêng. Điều đặc biệt hay của nó là cũng thiết kế gần gần như QĐ15, Để thuận lợi trong việc chuyển đổi từ cái này sang cái kia. Quan trọng là kế toán phải hiểu bản chất của vấn đề, nghiệp vụ, tài khoản..

Sự khác nhau cơ bản giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định48/2006/QĐ-BTC được thể hiện trong những nội dung chủ yếu dưới đây: 
Nội dung qui định Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ15/2006/QĐ-BTC) Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (QĐ48/2006/QĐ-BTC) style="color: rgb(51, 51, 51); font-family: Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif; font-size: 13px; background-color: rgb(250, 250, 250);" /> Về áp dụng Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Áp dụng đầy đủ tất cả các Chuẩn mực kế toán Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 Chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 Chuẩn mực kế toán do không phát sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức tạp đối với DN nhỏ và vừa.
Về đối tượng áp dụng Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
DNNN, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, bắt buộc phải áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ15/2006/QĐ-BTC) style="color: rgb(51, 51, 51); font-family: Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif; font-size: 13px; background-color: rgb(250, 250, 250);" /> Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có qui mô lớn áp dụng Chế độ kế toán DN (QĐ 15) Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọithành phần kinh tế trong cả nước bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. 
Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán DN (QĐ15/2006/QĐ-BTC) nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình biết và phải thực hiện ổn định ít nhất trong 2 năm tài chính.
Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... được áp dụng Chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Về Hệ thống Tài khoản kế toán Có 86 tài khoản cấp I
120 tài khoản cấp II
02 tài khoản cấp III
06 tài khoản ngoài bảng Có 51 tài khoản cấp I
62 tài khoản cấp II
05 tài khoản cấp III
05 tài khoản ngoài bảng
Báo cáo tài chính Về biểu mẫu BCTC năm
Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ
* Báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoath động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm:
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a-DN

* BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm:
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 02b-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b-DN
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09-DN
* Báo cáo tài chính hợp nhất
- Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B 01-DN/HN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: (Mẫu số B02-DN/HN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: (Mẫu số B 03-DN/HN)
- Bản thuyết minh BCTC hợp nhất: (Mẫu số B 09-DN/HN)
* Báo cáo tài chính tổng hợp
- Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B 01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN)
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: (Mẫu số B 03-DN)
- Bản thuyết minh BCTC tổng hợp: (Mẫu số B 09-DN) Phải lập Báo cáo tài chính năm
a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và vừa:
* Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN)
- Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan thuế)
* Báo cáo tài chính khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)
b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp tác xã:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-DNN/HTX)
- Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số B02-DNN/HTX)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX)
* Không qui định BCTC giữa niên độ (DN có thể lập phục vụ quản lý của mình)
* Không qui định
* Không qui định

* Nơi nhận BCTC:
- Cơ quan tài chính
- Cơ quan thuế
- Cơ quan thống kê
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
- DN cấp trên * Nơi nhận BCTC:
- Cơ quan thuế
- Cơ quan thống kế
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
Về mẫu Báo cáo tài chính năm Nhiều chỉ tiêu hơn:
- BCĐKT: 97 chỉ tiêu
- BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ tiêu
- Bản thuyết minh BCTC: nhiều chỉ tiêu Ít chỉ tiêu hơn:
- BCĐKT: 64 chỉ tiêu
- BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ tiêu
- Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ tiêu hơn
Về Chứng từ kế toán
- Những qui định chung về chứng từ kế toán
- Biểu mẫu chứng từ kế toán
- Tính chất pháp lý được qui định
- Số lượng biểu mẫu chứng từ kế toán Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
5 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu lao động tiền lương
- Chỉ tiêu hàng tồn kho
- Chỉ tiêu bán hàng
- Chỉ tiêu tiền tệ
- Chỉ tiêu TSCĐ
Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
Bắt buộc và hướng dẫn

45 chứng từ Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
5 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu lao động tiền lương
- Chỉ tiêu hàng tồn kho
- Chỉ tiêu bán hàng
- Chỉ tiêu tiền tệ
- Chỉ tiêu TSCĐ
Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
Bắt buộc và hướng dẫn

45 chứng từ
Về Chế độ sổ kế toán:
- Những qui định chung về sổ kế toán
- Các hình thức sổ kế toán Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
DN được áp dụng 1 trong 5 hình thức sổ kế toán sau: 
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính. Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
DN được áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán (không có nhật ký chứng từ)
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Mẫu biểu sổ kế toán Giống nhau 
Nguồn trích dẫn (Internet)

  •  56659
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…