DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh Hộ kinh doanh và Công ty TNHH một thành viên

 

Hộ kinh doanh

Công ty TNHH một thành viên

Tài sản

Nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.

Tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ)

Quy mô kinh doanh

Kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.

Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.

Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.

Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)

 

Số lượng lao động

Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.

Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)

 

Chế độ thuế, kế toán

Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm

Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao

 

Đối với thuế suất thuế thì còn tùy vào ngành nghề kinh doanh:

  • Đối với Hộ kinh doanh

Tỷ lệ thuế trên doanh thu (tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân) được xác định dựa theo từng lĩnh vực, ngành nghề mà hộ kinh doanh hoạt động, cụ thể:

 

Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế TNCN

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0,5%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1,5%

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

  • Đối với Công ty TNHH một thành viên

Thuế GTGT:

Thuế TNDN: Áp dụng mức thuế suất 20% đối với tất cả các doanh nghiệp (kế từ ngày 01/01/2016), trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi và các quy định phải áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%. (https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/thue-suat-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-trong-cong-ty-tnhh-mtv/2763.html)

Thuế TNCN: Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì lương của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do cá nhân này làm chủ thì tiền lương người này nhận được "do người này chi trả cho chính mình", không phù hợp với nguyên tắc xác định "tiền lương" do đó không chịu thuế TNCN. Xem thêm tại: Công văn 917/TCT-TNCN năm 2015 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành

Có thể nhìn thấy đối với mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy khó có thể so sánh xem loại hình nào lợi hơn.

  •  10222
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…