DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

"Shelf company" và "Shell company" là gì ?

Ở nước ta, do các chế định về doanh nghiệp mới phát triển nên các hình thức công ty không thể phong phú như ở các nước phát triển được. Bài viết này xin giới thiệu hai hình thức công ty đã có trong thực tế ở các nước phát triển nhưng còn  mới mẻ với luật pháp Việt <st1:place style="margin: 0px; padding: 0px;" ><st1:country-region style="margin: 0px; padding: 0px;" >Nam</st1:country-region></st1:place>.

Shelf Company: Ở các nước có nền kinh tế phát triển, có một loại hình công ty được gọi là “shelf company”, đây chính xác có thể gọi là “Công ty trên giấy” hoặc “Công ty đặt trên kệ”. Bởi lẽ, đây là loại công ty đã được thành lập, mọi thủ tục cần hoàn thành để thành lập doanh nghiệp này đã xong, nhưng doanh nghiệp lại … chưa hoạt động. Loại công ty này thường do các văn phòng luật sư lập ra rồi cứ “để trên kệ” ở đó. Nếu ai cần mở công ty thì trả tiền cho văn phòng luật, văn phòng sẽ thay đổi tên người làm thành viên hay cổ đông và biến nó thành công ty của người đã trả tiền. Cách lập công ty như thế này chỉ mất không quá một ngày. Và sau khi “shelf company” được mua, nó sẽ ngay lập tức đi vào hoạt động.

Shell company: Ở các nước phát triển cũng khá phổ biến một loại hình công ty khác gọi là “shell company”, hình thức công ty này có thể coi là “Công ty che chắn” hoặc “Công ty vỏ bọc” tức là hình thức công ty được thành lập để làm vỏ bọc che chắn cho công ty mẹ. Việc hình thành công ty này như sau: Đây thường là công ty cổ phần không niêm yết, có ít nhất hai thành viên do một công ty mẹ lập ra tại một nước khác. 

Ví dụ một công ty là công ty A ở Mỹ muốn đầu tư vào một nước khác như Việt Nam, công ty này sẽ lập ra một công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với một công ty ở Việt Nam để thành lập nên một công ty khác gọi là công ty B. Khi hoạt động kinh doanh của công ty B gặp phải các vấn đề như bồi thường thì công ty B chịu trách nhiệm bồi thường bằng tất cả tài sản của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường cũng chỉ đến thế, không bao giờ với tới công ty mẹ ở Mỹ được. Và theo nghĩa này thì công ty B đã che chắn cho công ty mẹ

  •  21676
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

4 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…